'Đại kỵ' khi dùng nấm linh chi cần biết để không tự mang họa
Nấm linh chi cũng giống như những thảo dược khác, nếu như không biết cách kết hợp thì rất có thể sẽ 'lợi bất cập hại'. Vậy đâu là những điều kiêng kỵ khi sử dụng nấm linh chi?
Ăn uống kiêng kỵ khi đang sử dụng thuốc Nam để điều trị bệnh tật, trong Đông y gọi là “kỵ khẩu”. Đó là một việc rất cần thiết, do đó, sau khi xem mạch và kê đơn thuốc, thầy thuốc thường căn dặn bệnh nhân ăn uống phải chú ý kiêng kỵ.
Việc dặn bệnh nhân kiêng gì là do quan điểm riêng của từng thày thuốc, do đó không có sự thống nhất, mỗi thầy dặn kiêng vài thứ khác nhau. Việc kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y là cần thiết, nhưng cần theo thể tạng và cơ địa của bệnh nhân chứ không áp dụng chung cho mọi người.
Nấm linh chi có tính tàn, mát nên nhưng người có thể chất “hàn”cơ thể suy yếu, kèm theo sợ lạnh, đại tiện lỏng, dạ dày đau và thích chườm ấm, chân tay lạnh… thì trong quá trình sử dụng linh chi nên hạn chế một số thực phẩm có tính “hàn” như rau mồng tơi, dưa hấu, thanh long…
Khi đi cắt thuốc Đông y hay sử dụng nấm linh chi, hầu hết mọi người đều được thầy thuốc dặn kiêng một số thức ăn gì đó. Các lương y chủ yếu tùy vào thể trạng của người bệnh để xác định thứ cần kiêng. Nhưng cũng có người áp dụng “danh sách” thực phẩm cấm kỵ cho mọi bệnh nhân. Có ông lang dặn đã uống thuốc là phải kiêng thịt gà, có người yêu cầu kiêng cá và các loại thủy sản, các vị chua cay, măng, rau muống…
TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam, nấm linh chi được chứng minh là rất tốt nhưng nếu sử dụng sản phẩm nấm không có nguồn gốc rõ ràng, có thuốc bảo quản thì lại rất nguy hiểm. Đặc biệt, với những người bệnh có tiền sử các bệnh viêm gan, suy giảm chức năng thận tức là chức năng các bộ phận của cơ thể không còn được như người bình thường nếu sử dụng phải nấm linh chi không đúng cách hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, trong nấm chứa chất bảo quản, gan sẽ không còn đủ chức năng để đào thải chất độc gây tích tụ và suy chức năng gan.
Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật. Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.
Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.
Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.
Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.
2 sai lầm thường gặp khi hãm nấm linh chi
Bỏ quá nhiều linh chi vào ấm
Bạn nên ước tính khoảng 3 – 5g cho mỗi ấm nước 350ml được pha ra. Thêm quá nhiều linh chi vào ấm sẽ khiến linh chi quá gắt (đặc), mất đi hương vị tự nhiên độc đáo và cũng lãng phí linh chi.
Xay bột linh chi hãm nước
Việc xay bột sẽ giúp linh chi mau chiết xuất được trong nước sôi hơn nhưng mọi người nên nhớ linh chi thân gỗ không phải chất xơ như rau củ nên khi uống cả bã sẽ khiến cho hệ tiêu hóa làm việc mệt hơn, dẫn tới khó tiêu về lâu về dài dẫn tới đau bao tử.
Cách hãm nấm linh chi đúng
Như mọi người đã biết nấm linh chi thân gỗ nên cách nấu cũng như những loại thảo mộc thân gỗ khác nhưng hoạt tính tập trung rất nhiều ở phấn nấm (bào tử nấm linh chi), lớp phần này khi phân tích dưới kính hiển vi sẽ thấy được bao bọc bởi 2 lớp vỏ rất cứng, nên sử dụng theo cách hãm trà sẽ giảm giá trị tai nấm đi rất nhiều.
– Đun nóng nước. Đặt nước trong một ấm trà nóng và để sôi trên 100oC trở lên
– Làm ấm ấm trà hoặc cốc. Đem 2 thiết bị này nhúng qua nước sôi.
– Bạn có thể bỏ linh chi trực tiếp vào ly hoặc vào ấm nếu kỹ hơn nữa bỏ nấm linh chi vào phễu hay đồ lọc lót ở dưới ấm hoặc ly. Đổ nước sôi vào.