Đại Thanh sẽ ra sao nếu Quang Tự giết chết Từ Hi và lên nắm quyền? Phổ Nghi nêu 3 hậu quả khôn lường
Nếu Quang Tự thành công triệt hạ Từ Hi thái hậu có thể kéo theo 3 hậu quả nghiêm trọng. Đó là gì?
Từ Hi Thái hậu - Người phụ nữ quyền lực nhất Trung Hoa
Đại Thanh vào giai đoạn cuối thực quyền đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu (1833 – 1908). Từ Hi trải qua 5 đời Hoàng đế từ Đạo Quang đế đến Tuyên Thống đế (Phổ Nghi) và trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An thái hậu khi Đồng Trị đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị đế qua đời, Quang Tự lên ngôi, bà lại tiếp tục nhiếp chính. Sau khi Quang Tự qua đời, bà trở thành Thái hoàng thái hậu dưới thời Tuyên Thống đế hay còn gọi là Phổ Nghi. Phổ Nghi được Từ Hi thái hậu chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của Trung Quốc ở thời phong kiến.
Từ Hi thái hậu xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Bà nhập cung và được chỉ định làm Quý nhân. Nhờ tính cách khéo léo và sinh con trai cho hoàng đế Đồng Trị, bà được sắc phong thành Ý phi.
Từ Hi cậy được sủng ái nên dần sinh ra hách dịch, độc tài và thường xuyên can thiệp vào chuyện triều chính. Theo dã sử Trung Quốc, vua Hàm Phong cho rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh. Trước khi chết, nhà vua đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh đã báo cho bà rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi.
Sau khi hoàng đế Hàm Phong qua đời, hoàng hậu Từ An và Ý phi được triều đình tôn xưng là Từ An thái hậu và Từ Hi thái hậu. Các quan đại thần để cho hai bà làm cùng Phụ chính cho hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Hai đại thần Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người có năng lực, giúp ý kiến hai bà.
Từ Hi ham quyền lực nên thường tự ý quyết định mọi việc, lũng đoạn cả triều đình. Đồng Trị sinh chán nản, bỏ bê triều chính và qua đời khi mới 20 tuổi.
Vì Đồng Trị không có con, Từ Hi đã tìm một đứa cháu trong hoàng tộc là con của chú Đồng Trị, đưa lên ngôi lấy hiệu là Quang Tự. Sau khi Quang Tự lên ngôi, thái hậu Từ An cũng chết một cách bí ẩn. Quyền lực lại rơi vào tay Từ Hi. Quang Tự bị Từ Hi quản thúc chặt chẽ, hóa ra khiếp nhược. Kể từ khi lên ngôi vua Quang Tự không được gặp một người nào ngoài Từ Hi. Từ Hi khiến tiểu hoàng đế sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vào vấn an bà một lần, mà vấn an thì phải quỳ, cho phép mới được đứng dậy.
Từ Hi Thái hậu đã nắm đại quyền triều đại nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ năm 1861 tới tận khi qua đời. Có hai giai đoạn chính mà Từ Hi được nắm toàn quyền là từ năm 1881 sau cái chết của Từ An Thái hậu, cho đến năm 1889 khi Quang Tự Đế thân chính; và từ năm 1898 đến khi qua đời năm 1908.
Có thể nói, trong suốt thời gian bà nắm quyền, người bị áp bức nhiều nhất là hoàng đế Quang Tự và Từ Hi thái hậu chính là "bóng đen" của cuộc đời ngài. Mặc dù, Từ Hi chính là người đưa Quang Tự lên ngôi nhưng bà ta chưa bao giờ trao quyền lực cho nhà vua. Vậy tại sao khi xảy ra chính biến Mậu Tuấn, Quang Tự không giết Từ Hi để lên nắm quyền?
Quang Tự và âm mưu cướp lại chính quyền từ tay Từ Hi
Ngày 5 tháng Ba năm 1889, Từ Hi tuyên bố rút lui khỏi chuyện triều chính. Quang Tự lúc này đang tự mình nắm quyền. Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa Viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Quang Tự cho rằng đất nước cải cách là cách duy nhất để tiến lên phía trước nhưng Từ Hi thái hậu một mực phản đối. Các cố vấn của hoàng đế đã lên kế hoạch tạm giữ hoàng thái hậu trong cung cho tới khi các cuộc cải cách của nhà vua giành thắng lợi. Tuy nhiên khi ý định này bị lộ ra ngoài, Từ Hi thái hậu đã cùng với lực lượng cùng phe tiến vào bủa vây Tử Cấm Thành và giam giữ vua Quang Tự.
Tới ngày 14/11/1908, hoàng đế Quang Tự được phát hiện đã trút hơi thở cuối cùng trước đó nhiều giờ sau vài ngày lâm bệnh nặng. Điều kỳ lạ là sau khi hoàng đế Quang Tự chết một ngày, Từ Hi thái hậu cũng qua đời tại điện Loan Nghi. Với những mâu thuẫn sẵn có và tính cách của bà, nhiều người tin rằng chính bà đã lên kế hoạch ra lệnh sát hại Quang Tự vì sợ rằng sau khi mình qua đời hoàng đế sẽ toàn quyền nắm giữ ngai vàng và tiếp tục kế hoạch cải cách. Việc hai cái chết chỉ cách nhau một ngày khiến không chỉ Trung Quốc mà cả thế giới xôn xao một thời.
Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của triều Thanh - trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" đã nhắc đến chuyện Viên Thế Khải trong Mậu Tuất chính biến được Quang Tự tín nhiệm đưa quân đảo chính, vô hiệu hóa quyền lực Từ Hi để thực hiện kháng chiến chống phương Tây. Nhưng vào thời điểm mấu chốt, Viên Thế Khải đã bán đứng Quang Tự, tiết lộ âm mưu với Từ Hi, khiến Từ Hi giam Quang Tự vào Doanh Đài.
3 hậu nghiêm trọng nếu Quang Tự giết chết Từ Hi thái hậu
Ngoài ra, Phổ Nghi cũng đưa ra 3 hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu Quang Tự giết được Từ Hi.
Thứ nhất, thiên hạ sẽ đại loạn. Dù Quang Tự được tự mình nhiếp chính nhưng khi chiến tranh Trung – Nhật xảy ra, hoàng đế vốn thiếu kinh nghiệm chính trị lẫn quân sự nên triều đình phải quay sang nhận sự chỉ đạo của Từ Hi. Từ đây, có thể thấy, nếu Quang Tự giết chết Từ Hi và lên nắm quyền thì nhà vua cũng không có khả năng duy trì địa vị của nhà Thanh trước sự xâm lược của các thế lực phương Tây.
Thứ hai, Quang Tự không có người chống lưng. Từ Hi có nhiều năm cai quản triều đình, bà ta có nhiều phương pháp quản lý vô cùng độc đáo mới có thể ngồi vững trên ngai Thái hậu. Đầu tiên phải kể đến việc Từ Hi khuyến khích các thân thích hoàng tộc gả con cái cho các gia tộc lớn. Bằng cách này, Từ Hi có thể kéo những gia tộc này hậu thuẫn cho mình. Trong khi đó, Quang Tự không có được lợi thế này và chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ của các gia tộc lớn trong triều. Trong mắt họ, Quang Tự vẫn còn rất non nớt, còn Từ Hi đã điều hành bộ máy nhà nước hàng chục năm. Do đó, khi Từ Hi chết đi, hệ thống này sẽ sụp đổ trong tay Quang Tự và nhà Thanh có thể sẽ diệt vong trước khi Phổ Nghi lên ngôi.
Thứ ba, Quang Tự sẽ vấp phải sự phản đối của người dân. Theo hệ thống đạo đức của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, Quang Tự giết Từ Hi sẽ bị coi là đại nghịch bất đạo. Mặc dù Từ Hi không phải là mẹ ruột của hoàng đế nhưng về mặt huyết thống bà là dì của ông. Còn đối với người dân, họ đã có một tư tưởng đạo đức thâm căn cố đế là con cháu phải hiếu thảo với người lớn trong nhà. Thậm chí, con người bị kiểu tôn trọng này trói buộc và dần trở thành phục tùng vô điều kiện. Vì vậy, một khi Quang Tự làm điều vi phạm đạo đức thì dù ông có thành công trong việc lên nắm quyền thì thiên hạ sẽ chỉ trích ngài. Họ sẽ gán cho Quang Tự tội phản quốc, mất đi sự ủng hộ của người dân thì hoàng đế cũng sẽ mất đi địa vị của mình.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.