Đắk Lắk khẩn trương dập dịch bạch hầu vì lo ngại có ổ dịch

11 người nghi nhiễm, 3 ca dương tính, 1 trường hợp tử vong vì bạch hầu buộc tỉnh Đắk Lắk lên kế hoạch khẩn trương dập tắt dịch bệnh.

Sáng 1/9, trảlời báo Giao Thông, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương dập “ổ dịch” bệnh bạch hầu tại buôn H’Ring (xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), nơi phát hiện cháu bé tử vong do bệnh bạch hầu.

"Ngành y tế cũng đã nhập gấp 10.000 cơ số thuốc để phát cho người dân uống phòng chống dịch. Đối với 11 người trong buôn được đưa tới bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên hiện có 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ngành y tế đã cách ly tuyệt đối, cung cấp toàn bộ vật dụng sinh hoạt đến việc ăn uống cho người bệnh”, Giám đốc sở Y tế cho biết thêm.

Được biết, ổ dịch xuất phát từ buôn H’Ring - nơi người đồng bào dân tộc Xê Đăng sinh sống. Từ nhiều năm nay, người dân nơi này không thực hiện đúng vấn đề tiêm chủng.

Hiện chính quyền địa phương và ngành y tế đã cắm bảng cảnh báo ổ dịch, hạn chế người ra vào khu vực phát hiện ổ dịch.

Trao đổi với phóng viên Báo Nguời Lao Động chiều 31/8, ông Trần Mình Đạo, Phó chủ tịch UBND xã Ea Hding, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ 1 em bé tử vong do bệnh bạch hầu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thở khò khè, họng có nhiều giả hạc trắng, bóc ra chảy máu.

Đến 14h30 cùng ngày, bệnh nhân chuyển nặng, tiên lượng xấu, theo dõi bạch hầu. Rạng sáng 30/8, bệnh nhân tử vong và kết luận nghi do bạch cầu.

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh bạch hầu: Bệnh nhân sốt nhẹ kéo dài 2-3 ngày, xuất hiện các dấu hiệu giống cảm cúm như: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, viêm họng, thở khò khè, rát cổ, đau mắt, đờm đặc đôi khi có máu, có màng trắng ngăn ở vách mũi,..

Sau 2-3 ngày, một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan và thành họng.

Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò.

Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh.

Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vaccine.

Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vaccine.

Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Minh Anh (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dak-lak-khan-truong-dap-dich-bach-hau-vi-lo-ngai-co-o-dich-a447589.html