Đắk Lắk: Thả 2 cá thể chim trong sách đỏ về tự nhiên
Ngày 24/4, thông tin từ Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) cho biết vừa phối hợp Tổ chức Động vật châu Á thả 2 cá thể chim già đẫy Java (thuộc họ Hạc) về tự nhiên.
Sau khi thả, VQG Yok Đon cử 2 người giám sát theo dõi chặt chẽ cho đến khi chim già đẫy nhập với đàn trong tự nhiên. Hiện trong VQG có đàn già đẫy Java hơn 10 con.
Trước đó, tháng 12/2019, các chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) tuần tra phát hiện 2 con chim già đẫy Java non, kiệt sức ven đường. Sau khi cứu hộ, biên phòng bàn giao 2 cá thể chim này cho VQG Yok Đôn chăm sóc. Sau hơn 3 tháng nuôi dưỡng theo kiểu bán hoang dã, 2 cá thể chim khỏe mạnh, phát triển nhanh, mỗi con cân nặng hơn 5 kg (trước đó nặng khoảng 2 ký/con).
Loài chim già đẫy Java có bộng lông đen, miệng nhọn sắc
Chim già đẫy Java có tên khoa học Leptoptilos Javanicus, được xếp trong Danh mục sách đỏ (danh mục nguy cấp, quý, hiếm) động vật Việt Nam và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Khi trưởng thành, loài chim này có chiều dài 87–93 cm, nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110 - 120 cm, cân nặng gần tới 6 kg.
Chúng thường sống ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á đến đảo Java. Già đẫy Java có xu hướng được phân tán rộng rãi và rất cục bộ. Nó thường sống ở các con sông và hồ lớn bên trong khu vực cũng có nhiều cây…