Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Đạm Cà Mau được giới phân tích kỳ vọng đột phá với mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) lên tới 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

Hàng loạt thương vụ ký kết hợp tác, đầu tư được Công ty CPPhân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) triển khai thể hiện rõ định hướng tậptrung vào chiến lược chính là đầu tư, phát triển bền vững của công ty trong năm nay.

Đẩy mạnh đầu tư mới…

Tại Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh ĐồngNai năm 2024 mới đây, Đạm Cà Mau đã được UBND tỉnh Đồng Nai trao quyết định chấpthuận chủ trương đầu tư Dự án kho cảng Nhơn Trạch.

Đạm Cà Mau nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư kho Nhơn Trạch. Ảnh: Đạm Cà Mau

Đạm Cà Mau nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư kho Nhơn Trạch. Ảnh: Đạm Cà Mau

Theo đó, dự án sẽ được Đạm Cà Mau đầu tư xây dựngvới quy mô lớn nhằm xây dựng hạ tầng phục vụ lưu trữ sản phẩm, nguyên liệu để đâỷmạnh hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu tại cảng Đồng Nai, TP. HCM và các khuvực lân cận.

Dự án trên là động thái mới nhất của Đạm Cà Mau trong kế hoạchđầu tư sản xuất phân bón và các dịch vụ hậu cần kho, cảng góp phần hiện thực mụctiêu chiến lược về đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp và gia tăng lợi thếthị trường của công ty.

Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên hồi đầu năm, ban lãnh đạo ĐạmCà Mau cho biết đang là thời điểm “vàng” để đầu tư mở rộng kinh doanh. Công ty dựkiến sẽ đầu tư khoảng 1.580 tỷ đồng trong năm 2024, qua đó tăng gấp đôi giá trịtài sản cố định hiện có.

Trong đó, công ty sẽ tiếp tục thực hiện bảy dự án chuyển tiếp,triển khai bảy dự án mới và tìm kiếm cơ hội đầu tư 11 dự án khác. Số tiền đâùtư sẽ được tài trợ từ nguồn vốn tự có (910 tỷ đồng) và vốn vay/vốn khác (670 tỷđồng).

Ngay sau đó, vào cuối tháng 5, Đạm Cà Mau đã hoàn thànhthương vụ đầu tư, mua lại 100% phần vốn góp tại Nhà máy Phân bón Hàn - Việt. Đây là nhà máy do Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc)làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 60 triệu USD, có tổng công suất thiết kế360.000 tấn NPK/năm đã đi vào hoạt động từ tháng 12/2017.

Công ty cũng đang triển khai dự án Nhà máy sản xuất phân bónCà Mau – Bình Định với quy mô 3ha tại khu công nghiệp Long Mỹ, TP Quy Nhơn, vốnđầu tư 120 tỷ đồng, giúp tăng cường sản lượng trong nước cũng như xuất khẩu.

Nhà máy này có chức năng sản xuất, phối trộn các loại phânbón cao cấp như NPK+TE công suất 50.000 tấn/năm; đóng gói thành phẩm 50.000 tấn/nămcác loại phân bón khác cũng như lưu trữ, kinh doanh phân bón/nguyên vật liệu sảnphẩm phân bón khoảng 150.000 tấn/năm. Dự án dự kiến hoạt thành vào khoảng quýIV/2024 - đầu năm 2025.

Việc liên tục tiến hành đầu tư vào các nhà máy mới của ĐạmCà Mau diễn ra trong bối cảnh phần tài sản cố định đang trong giai đoạn cuối củachu kỳ đầu tư và sớm hết giá trị khấu hao trong năm tới.

Các tài sản này chỉ còn giá trị gần 1.500 tỷ đồng (trừ nhà máyPhân bón Hàn - Việt mới đầu tư), giảm khoảng 90% sau khoảng 12 năm khai thác vàmang lại hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho công ty.

Tuần vừa qua, Đạm Cà Mau cũng vừa chính thức ký kết thỏa thuậnhợp tác chiến lược với Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa nhằm đẩy mạnh tiêuthụ sản phẩm của hai bên.

Được thành lập vào năm 1938, Samsung C&T là công ty mẹ củaTập đoàn Samsung, bao gồm các lĩnh vực: xây dựng, thương mại, thời trang vàcông nghiệp resort... có doanh thu hơn 32 tỉ đô la mỗi năm với mạng lưới toàn câùgồm 116 văn phòng tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về lĩnh vực phân bón, công ty đã bắt đầu xuất khẩu vào nhữngnăm 1970. Từ một công ty kinh doanh phân bón chỉ tập trung ở châu Á, đến nay, côngty đã trở thành nhà cung cấp phân bón hàng đầu toàn cầu với sản lượng thương mạigiai đoạn 2022 - 2023 từ 4 - 6 triệu tấn.

Sản phẩm của công ty gồm các loại Urea, DAP, NPK, MOP, SA…riêng tại thị trường Việt Nam, công ty đạt sản lượng thương mại khoảng 400.000- 500.000 tấn mỗi năm.

Theo thỏa thuận ký kết, Samsung sẽ xuất khẩu sản phẩm do ĐạmCà Mau sản xuất như NPK, Urê hạt đục... vào thị trường thế giới. Ngược lại, ĐạmCà Mau sẽ nhập khẩu Urea, DAP, MOP, Amsul... từ Samsung để làm nguyên liệu phụcvụ sản xuất và thương mại.

…trong môi trường kinh doanh dần khởi sắc

Với những thông tin tích cực, Công ty chứng khoánVietcombank (VCBS) kỳ vọng Đạm Cà Mau có mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) mạnhmẽ ở mức 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

Theo đó, Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi được thông qua và có hiệu lực từ 2025được VCBS nhận định sẽ giúp tăng sản lượng kinh doanh và giảm giá thành đầu vàothông qua hoàn thuế đầu vào.

Việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT 5% sẽ tiết kiệm chiphí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón trong nước, tạothêm dư địa để các doanh nghiệp có thể giảm giá bán, giúp tăng khả năng cạnhtranh với hàng nhập khẩu.

Thêm nữa, lợi nhuận từ năm 2024 sẽ được thúc đẩy khi chiphí khấu hao Nhà máy Urê giảm mạnh khoảng 900 tỷ/năm nhờ hết khấu hao.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới năm 2024 đượcdự báo tăng nhẹ. Nhu cầu tiêu thụ nội địa kỳ vọng tăng vào quý IV/2024 và quýI/2025 khi bước vào vụ Đông Xuân.

Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) dự báo tổng nhu cầu tiêu thụphân bón sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu phân bón tăng tạikhu vực Đông Á, Nam Á và Mỹ Latinh – chiếm 2/3 mức tăng trưởng toàn cầu.

Agromonitor dự báo nhu cầu tiêu thụ Urê trong nước đạt2,05-2,11 triệu tấn, tăng khoảng 13%, 1,74-1,93 triệu tấn so với giai đoạn2022-2023. Xuất khẩu Urê của Việt Nam năm 2024 dự báo sẽ tăng nhẹ hoặc ổn địnhso với năm 2023.

Dũng Phạm

Nguồn Nhà Quản Trị: https://theleader.vn/dam-ca-mau-duoc-du-bao-tang-truong-loi-nhuan-kep-45-trong-nam-toi-d37203.html