Dám 'đi cửa sau' với Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ thấm đòn 'kết liễu' từ Nga?
Moscow đã nhìn thấy trước những diễn biến này ở sân sau của mình và trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Caucasus.
Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả Nga
Lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đã được làm sáng tỏ. Tờ Izvestia dẫn lời các chuyên gia Nga cho biết, cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia sẽ không có sự can thiệp của bên thứ ba, sẽ chỉ có Nga là quan sát viên và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có phần.
Mới đây, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói rằng Điện Kremlin không loại trừ khả năng các quan sát viên quân sự Nga có thể được đưa vào cơ chế kiểm soát ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh.
Ông tiết lộ, Tổng thống Vladimir Putin có cách tiếp cận thực tế và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đang đàm phán với các bộ trưởng quốc phòng Armenia và Azerbaijan. Moscow đang thúc đẩy ý tưởng này để tránh bất kỳ diễn biến thảm khốc nào có thể xảy ra.
Nhưng với việc phong tỏa, cuộc xung đột chỉ gói gọn giữa Azerbaijan và Armenia, Moscow đang phớt lờ những kỳ vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc trở thành một thế lực ở Caucasus.
Mặc dù Azerbaijan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ nên tham gia vào các cuộc đàm phán về khu vực Nagorno-Karabakh và khẳng định xung đột không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia của Ankara. Nhưng, Moscow đang phớt lờ điều đó.
Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ không thể cảm thấy hài lòng với động thái cho ra rìa của Nga. Không ngạc nhiên khi ngay lập tức Ankara đã lên lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong tuần này, trong đó thỏa thuận hợp tác quân sự Thổ Nhĩ Kỳ-Ukraine sẽ được ký kết.
Một số thỏa thuận vũ khí lớn dường như cũng đang trong quá trình thực hiện, dựa trên các nội dung thảo luận trong chuyến thăm hồi tháng 7 của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar tới Kiev.
Điều thú vị là tờ Defense News gần đây cũng đưa tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ nhận được công nghệ động cơ máy bay từ Ukraine. Theo báo cáo, Thổ Nhĩ Kỳ muốn phát triển công nghệ động cơ bản địa cho các nền tảng khác nhau.
Báo cáo dẫn lời một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, nhà sản xuất động cơ SE Ivchenko-Progress của Ukraine đang sản xuất động cơ AI-35 để cung cấp năng lượng cho tên lửa Gezgin bản địa mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà phân tích đã mô tả Gezgin tương tự như Tomahawk do Mỹ sản xuất. Chương trình Gezgin được thiết kế để phát triển khả năng tấn công tầm xa cho các dàn máy bay hải quân. Tên lửa mới này được cho là có tầm bắn xấp xỉ 1.000 km.
Nga có dấn bước?
Moscow đã nhìn thấy trước những diễn biến này ở sân sau của mình và trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Caucasus.
Trong bài phát biểu hồi giữa tuần, ông Lavrov đã công khai không đồng ý với lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Karabakh là khả thi.
Còn về phần mình, Tổng thống Zelensky sẽ cảm thấy vui khi có các cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đến triển khai ở Ukraine. Không có gì nghi ngờ khi quan hệ đối tác chiến lược giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine sẽ gây khó chịu sâu sắc cho Nga. Một viễn cảnh như vậy có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quân sự lâu dài ở khu vực Biển Đen vào thời điểm NATO đang ngày càng khẳng định sự hiện diện trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm bất kỳ điều gì khiến Nga đau đầu khi mối quan hệ của Moscow với Liên minh châu Âu trở nên lạnh nhạt. Quan trọng nhất, bức màn đang hạ xuống trong mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Nga và Ukraine ở khu vực Biển Đen.
Liệu sự rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Nga có phủ bóng đen lên tình hình Syria? Chắc chắn, nếu Moscow muốn tạo sức nóng với Thổ Nhĩ Kỳ, thì không còn thời điểm nào tốt hơn lúc này để ủng hộ lực lượng Syria trong một cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát Idlib.
Nhưng, kịch bản đó có nguy cơ dẫn đến giao tranh với những hậu quả khó lường. Hiện tại, quân lực của Thổ Nhĩ Kỳ đã được tăng cường lên đến 12.000 và được triển khai tại 140 căn cứ ở Idlib.
Mỹ khó có thể viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib do có những bất đồng ở Địa Trung Hải. Trong một tuyên bố đầu tuần, bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ ra không đồng tình với hoạt động khảo sát mới của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển đó.
“Sự ép buộc, đe dọa và hoạt động quân sự sẽ không giải quyết được căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải. Chúng tôi kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hành động khiêu khích có tính toán này và ngay lập tức bắt đầu các cuộc đàm phán với Hy Lạp. Các hành động đơn phương không thể xây dựng lòng tin và sẽ không tạo ra các giải pháp lâu dài”.
Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là phớt lờ cảnh báo của Mỹ.