Đam mê nuôi tôm, người phụ nữ Bến Tre nay kiếm cả trăm triệu/ngày

Bắt đầu nuôi tôm từ những đầu năm 2000, người phụ nữ này đã có thu nhập 'khủng' và trở thành một thành viên của hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, chị Phan Thị Mỹ Linh (42 tuổi, ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) chia sẻ đã không ngừng nỗ lực, cố gắng và không ngày nào dám lười. Hiện tại, chị đang sở hữu trang trại gồm 5 khu nuôi tôm công nghệ cao, với tổng diện tích trên 45 hecta.

Chị cũng từng đạt danh hiệu hoa hậu Doanh nhân tài sắc Việt Nam năm 2023, là thành viên của hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre. Theo đó, năm 2023, chị thu trên 900 tấn tôm, trừ mọi chi phí, thu lãi hơn 40 tỷ đồng nhờ việc bán tôm.

Chị Linh kể, đầu những năm 2000, Bến Tre rộ lên phong trào nuôi tôm công nghiệp. Có người trúng thì thu lại lợi lớn nhưng cũng có người thất bại, phải ôm nợ nần.

Chị Mỹ Linh khởi nghiệp nuôi tôm với số vốn 100 triệu đồng.

Thời điểm đó, gia đình chị Linh cũng nuôi tôm nhưng lỗ lãi nhờ trời. Từ bé chị Linh đã yêu thích nuôi tôm, quyết học để làm giàu với con tôm, thoát cảnh làm ăn nhờ trời của thế hệ trước. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thủy sản, năm 2003, chị Linh về quê khởi nghiệp.

"Lúc đó tôi được người thân giúp đỡ cho mượn một ki ốt nhỏ để bán vật tư nuôi tôm. Cửa hàng chật chội, nóng hầm hập. Suốt 2 năm như thế, tôi chỉ ước gom đủ tiền để mua mảnh đất chừng 10m2, xây cửa hàng có chỗ đặt được chiếc giường", chị Linh nhớ lại.

Nhưng thời gian đầu chị Linh kinh doanh không hề thuận lợi, nhiều khách mua nợ rồi do tôm bị chết mà không trả được tiền hàng. Nhận thấy tình hình "không ổn chút nào", chị Linh đã tận tình đi tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho khách. Tuy nhiên khách hàng cho rằng chị thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tin tưởng.

Với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, chị đã có những thành tựu nhất định trong sự nghiệp.

Số tiền tiết kiệm được trong quá trình kinh doanh, chị từng có dự định mua đất xây dựng cửa hàng. Nhưng khi suy nghĩ lại, chị quyết định đem đi thuê ao để nuôi tôm. Với quyết tâm làm giàu, chị dành rất nhiều thời gian và công sức để đi rất nhiều trang trại nuôi tôm ở miền Trung, miền Tâu để hỏi hỏi các mô hình và kinh nghiệm của người đi trước.

Với kỹ thuật tốt, nhiều vụ liền ao tôm của chị đều trúng lớn. Mô hình nuôi tôm của chị dần được nhiều người biết tới và đến học hỏi, mọi người chủ động tới trang trại để tìm hiểu và học hỏi cách nuôi tôm.

Chỉ sau vài năm nuôi tôm, chị đã mua mảnh đất đầu tiên và mua luôn 3 hecta ao mà chị đang thuê. Sau đó, cứ mỗi vụ bán tôm, chị lại dành số tiền lãi đó để tái đầu tư, một phần nhỏ để sử dụng vào việc phục vụ cuộc sống.

Đến nay, tôm tại trại nuôi nhà chị xuất khẩu sang cả các thị trường châu Âu.

“Điều kiện tự nhiên, thị hiếu, phương thức nuôi trồng đều thay đổi rất nhanh, nếu không đầu tư liên tục sẽ bị chậm chân, thậm chí bị đào thải. Từ ao đất, chị Linh cải tạo sang ao phủ bạt bờ, rồi ao lót bạt đáy”, chị nhận định.

Đến nay, 5 khu nuôi của chị đều hoàn toàn ứng dụng công nghệ cao. Trang trại nuôi tôm nhà chị đều phải đạt những tiêu chí quan trọng như không có tồn dư kháng sinh trong tôm thương phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường…

Hiện, trại nuôi tôm có thể đem lại cho chị thu nhập cả trăm triệu đồng/ngày.

Nhờ vậy, chị cũng giải quyết được việc làm cho 50 lao động tại địa phương và đóng góp cho an sinh xã hội.

Với những tiêu chí trên, các khu nuôi tôm nhà chị đều được đánh giá vượt chuẩn quốc tế. Nhờ đó, đối tác thu mua tôm của chị có đủ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, có cả nhiều khách hàng khó tính ở châu Âu, Nhật Bản.

Chị Linh cho biết hiện tại, chị chú trọng sản xuất tôm thẻ cỡ lớn, loại xấp xỉ 20 con/kg, để vừa đảm bảo sản lượng, vừa đảm bảo giá bán.

Với tình hình chăn nuôi và kinh doanh thuận lợi, trang trại của chị Linh đang giải quyết việc làm cho 50 lao động, giúp họ có thu nhập ổn định.

PHÚC MINH

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/am-me-nuoi-tom-nguoi-phu-nu-ben-tre-nay-kiem-ca-tram-trieu-ngay-a668867.html