Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Iran trên bờ vực đổ vỡ
Iran kiên quyết không từ bỏ chương trình hạt nhân phục vụ các mục tiêu dân sự trong bất cứ hoàn cảnh nào, đồng thời cảnh báo tiến trình đàm phán gián tiếp giữa nước này và Mỹ kéo dài nhiều tuần qua có thể không mang lại kết quả nếu Washington chối bỏ 'quyền hạt nhân' của Tehran.
Reuters ngày 22/5 đưa tin, căng thẳng có dấu hiệu leo thang trở lại giữa Mỹ và Iran do các bên không thể đạt được đồng thuận then chốt trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Trong khi Mỹ kiên quyết yêu cầu Iran phải từ bỏ hoàn toàn các hoạt động làm giàu uranium trên lãnh thổ nước này, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei gọi yêu cầu này là “quá đáng và vô lí”.

Các mẫu tên lửa tầm xa của Iran.Ảnh: Fars
Ông Khamenei cũng cảnh báo, các cuộc đàm phán có thể “sẽkhông dẫn đến kết quả nào”. “Tôi muốn nhắc nhở bên kia một điều rằng, khi Mỹtham gia các cuộc đàm phán gián tiếp và nói về vấn đề (chương trình hạt nhân),họ nên cố gắng tránh những điều vô nghĩa. Việc họ không cho phép Iran làm giaùuranium là sai lầm lớn, bởi không ai chờ đợi Mỹ cho phép. Iran có chính sách,phương pháp và theo đuổi đường hướng riêng”, ông Khamenei nhấn mạnh. Ngày 22/5,phát biểu tại một sự kiện ở Tehran, Ngoại trưởng Abbas Araghchi tái khẳng định,“hoạt động làm giàu uranium ở Iran sẽ tiếp tục, dù có thỏa thuận hay không”.
Nhờ nỗ lực hòa giải của các quốc gia Trung Đông, Mỹ và Irantừ tháng 4/2025 bắt đầu nối lại đàm phán về chương trình hạt nhân. Cuộc gặp gầnnhất cũng là lần thứ tư hai bên tiếp xúc là vào ngày 10/5 ở thành phố Muscat củaOman. Sau cuộc gặp đó, đặc phái viên của Tổng thống Trump, ông Steve Witkoff môtả nó diễn ra “đáng khích lệ”. Oman mới đây thông báo, phái đoàn Mỹ-Iran có khảnăng sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ năm vào cuối tuần này. Tuy nhiên, Ngoại trưởngIran nói rằng, ông vẫn đang xem xét “liệu có nên tham gia và khi nào sẽ thamgia vào vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ hay không”. Nguồn tin quan chức Iran vàquan chức châu Âu của Reuters tiết lộ, Tehran đã khước từ đề nghị của Mỹ về việcchuyển kho dự trữ urainium làm giàu ở cấp độ cao ra nước ngoài, cũng như từ chôítham gia thảo luận về chương trình tên lửa đạn đạo.
Mỹ chưa bình luận về động thái của Iran. Sau khi nhậm chứcnhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt trừng phạt Iran và khẳng địnhmuốn “loại trừ hoàn toàn” chương trình hạt nhân của Iran thông qua đàm phán, đồngnghĩa Washington hi vọng đạt một văn kiện cứng rắn hơn thỏa thuận 2015, có tênchính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA). Trong JCPOA, các cườngquốc đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế chống Iran để đổi lại việc Tehran hạnchế chương trình hạt nhân của họ xuống ngưỡng chỉ có thể phục vụ các mục đíchdân sự. Mỹ rút khỏi JCOPA năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thốngTrump.
Ngược lại, Iran muốn tìm kiếm một thỏa thuận mới có cơ chếchặt chẽ hơn để đảm bảo việc Mỹ không rút khỏi một lần nữa. Sau khi Mỹ rơìJCPOA từ 2018, Iran đã rút bớt các cam kết của họ theo thỏa thuận này, bao gồmviệc làm giàu uranium ở độ tinh khiết 60%, vượt xa ngưỡng tối đa 3,67% nêutrong thỏa thuận 2015; và hạn chế hoạt động thanh sát quốc tế tại một số cơ sởhạt nhân. Các quan chức Iran năm 2022 cũng cho biết, nước này có khả năng côngnghệ để làm giàu uranium từ 60% lên 90%, tức cấp độ vũ khí hạt nhân, nhưng chưađưa ra quyết định thực hiện việc đó.
Tuần trước, Ngoại trưởng Iran Araghchi cho hay, Tehran “sẵnsàng áp dụng hạn chế về quy mô, mức độ và khối lượng (uranium làm giàu) để xâydựng lòng tin” tương tự như các điều khoản trong JCPOA kí năm 2015, nhưng sẽkhông từ bỏ quyền làm giàu uranium phục vụ sản xuất năng lượng trong mọi trườnghợp.
Trong nỗ lực tháo gỡ bế tắc, Qatar và Oman đang thúc đẩy mộtcơ chế ba bên nhằm thu hẹp khác biệt giữa Tehran và Washington. Phát biểu tạiDiễn đàn Kinh tế Qatar hôm 20/5, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed binAbdulrahman Al Thani nhấn mạnh, nước này đang hợp tác chặt chẽ với Oman để thúcđẩy các cuộc tiếp xúc gián tiếp, đồng thời xác nhận đã thảo luận với Tổng thốngMỹ Donald Trump về một đề xuất hạt nhân mới. Theo ông Sheikh Mohammed, cả phíaMỹ và Iran đều thể hiện thái độ “tích cực”.
Các nhà phân tích nhận định, nếu các bên không đạt đột pháđáng kể nào trước tháng 8/2025, tình hình có thể diễn biến xấu đi vì các nướcchâu Âu sẽ cân nhắc kích hoạt làn sóng trừng phạt mới nhắm vào Iran. Ngoài ra,việc Mỹ và Iran không đạt thỏa thuận có thể trở thành động lực để Israel có độngthái nhắm vào Iran. Tờ Axios ngày 22/5 dẫn các nguồn tin Israel cho biết, TelAviv đang lên kế hoạch tấn công vào mục tiêu trên lãnh thổ Iran khi đàm phánTehran-Washington sụp đổ. Trước đó, CNN ngày 21/5 cũng dẫn lời các quan chứctình báo Mỹ nói rằng họ đã phát hiện ra Israel đang tính toán khả năng tấn côngcác cơ sở hạt nhân Iran. Đây được cho là kịch bản xấu nhất mà các bên phải ngănchặn để tránh nguy cơ nổ ra một cuộc chiến mới ở Trung Đông.