Đàn ông nghĩ gì khi kiếm tiền ít hơn phụ nữ?

Tại sao đàn ông luôn phải là trụ cột kinh tế gia đình? Tại sao giá trị của nam giới lại bị đo đếm bằng số tiền họ kiếm được?

Ngày nay, việc đối tác nữ thanh toán các hóa đơn là chuyện hết sức bình thường. (Ảnh: ITN).

Ngày nay, việc đối tác nữ thanh toán các hóa đơn là chuyện hết sức bình thường. (Ảnh: ITN).

Theo truyền thống, trong các mối quan hệ khác giới, đàn ông là trụ cột gia đình. Người đàn ông kiếm tiền về nhà, trong khi người vợ đảm nhiệm vai trò nuôi dạy con.

Nhưng thời gian đã thay đổi nhiều thứ, đàn ông và phụ nữ cảm nhận gì về sự phân công lao động đang phát triển? Quan điểm trong bài viết này cung cấp một số cái nhìn sâu sắc và thú vị.

Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang quan sát một cặp vợ chồng đi ăn tối tại nhà hàng. Khi hóa đơn được mang đến sau bữa ăn, người phục vụ đưa nó cho người đàn ông, người này chỉ vào đối tác nữ của anh ta, ám chỉ cô ấy sẽ là người thanh toán.

Người phụ nữ nhanh nhẹn lấy ví của mình mà không băn khoăn gì. Sự tương tác, cảm xúc, thái độ và ngôn ngữ cơ thể của màn đối thoại có thể tiết lộ mức độ mà cặp đôi này cảm thấy thoải mái với sự phân chia trách nhiệm trong quan hệ.

Cụ thể, bạn sẽ thấy rằng việc đối tác nữ thanh toán các hóa đơn là chuyện hết sức bình thường.

Nhưng thực tế này ảnh hưởng đến mối quan hệ lãng mạn của họ như thế nào, nếu có? Chồng của người phụ nữ có phải xin phép cô ấy để gọi một món đắt tiền trong thực đơn hay gọi thêm một ly rượu không?

 Quan điểm truyền thống về vai trò cũng như trách nhiệm trong quan hệ cũng vậy. (Ảnh: ITN).

Quan điểm truyền thống về vai trò cũng như trách nhiệm trong quan hệ cũng vậy. (Ảnh: ITN).

Anh ấy xin tiền mua sắm hay cô ấy cho anh ấy tiền tiêu vặt? Hay việc phải đặt những câu hỏi như vậy là làm mất phẩm giá đối với một trong hai người? Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý tiết lộ một số câu trả lời.

Patrick Coughlin và Jay C. (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu động lực và chất lượng của mối quan hệ trong các khu vực mà đàn ông hẹn hò với những phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn. Họ đặc biệt điều tra chất lượng mối quan hệ mà người đàn ông không phải là trụ cột gia đình.

Họ thừa nhận rằng, vai trò trụ cột gia đình của nam giới phù hợp với “các quy tắc được thể chế hóa đối với hành vi hôn nhân theo giới tính” và ủng hộ quyền lực cũng như thẩm quyền của người chồng trong đơn vị gia đình.

Họ lưu ý, sức khỏe tâm lý của nam giới giảm khi họ kết hôn với những người vợ kiếm được nhiều tiền hơn và do đó, phụ nữ là những người đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập của gia đình.

Coughlin và Wade cũng thảo luận về hệ tư tưởng nam tính, được định nghĩa là “sự chấp nhận hoặc tiếp thu của nam giới đối với định nghĩa về nam tính của một nền văn hóa và niềm tin về việc tuân thủ các tiêu chuẩn hành vi nam giới được xác định theo văn hóa”.

Họ phát hiện mối liên hệ giữa hệ tư tưởng nam tính và chất lượng mối quan hệ lãng mạn một phần dựa trên tầm quan trọng được nhận thức của sự chênh lệch thu nhập.

Họ đặc biệt phát hiện những người đàn ông có hệ tư tưởng nam tính truyền thống liên quan đến những phụ nữ kiếm được nhiều tiền thường có những mối quan hệ kém chất lượng hơn.

Ngược lại, những người đàn ông có nam tính phi truyền thống hơn có nhiều khả năng coi sự chênh lệch thu nhập như một yếu tố quan hệ ít hoặc không quan trọng, trong khi vẫn tận hưởng chất lượng mối quan hệ lãng mạn cao.

Gần đây, Hania Fei Wu (Trung Quốc) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa tình trạng thu nhập tương đối trong hôn nhân và hạnh phúc, bà nhận thấy rằng đối với cả hai giới, việc chồng làm nhiều hơn vợ đều nâng cao mức độ hài lòng trong cuộc sống.

Bà cũng lưu ý rằng, hiệu ứng hưởng lợi dễ nhận thấy nhất ở những gia đình có tình trạng kinh tế trung bình, trong khi “hình phạt hạnh phúc” đối với những người vợ có thu nhập cao hơn dường như là một hiện tượng phổ biến trong các gia đình thuộc mọi điều kiện tài chính.

Cũng như nghiên cứu trước đây, Wu đã nhận ra tác động của bất bình đẳng thu nhập theo giới và vai trò của hệ tư tưởng giới.

Bài học rút ra là, thời thế đã thay đổi và quan điểm truyền thống về vai trò cũng như trách nhiệm trong quan hệ cũng vậy. Phụ nữ hiện đại nắm giữ nhiều công việc mà theo truyền thống do nam giới đảm nhiệm, do đó kiếm được nhiều tiền hơn bạn đời của họ.

Tuy nhiên, trong các mối quan hệ, chất lượng phụ thuộc vào mức độ ưu tiên. Những cặp đôi tập trung vào sự tin tưởng, tình yêu và sự tôn trọng sẽ hạnh phúc hơn những cặp đôi tập trung vào khuôn mẫu. Dĩ nhiên, tiền không thể mua được tình yêu, bất kể ai mang nó về nhà.

Theo psychologytoday.com

Thủy Kiều

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dan-ong-nghi-gi-khi-kiem-tien-it-hon-phu-nu-post694291.html