Dân 'rốn lũ' 4 ngày mới dám tắm, cả nhà còn 200ml nước sạch để uống

Nước lũ dâng cao chục ngày nay khiến người dân vùng 'rốn lũ' huyện Chương Mỹ khan hiếm nước sạch, có những hộ chỉ còn 200ml nước để sinh hoạt, 4 ngày mới dám tắm.

Video: Trắng đêm giữa mênh mông biển nước ở ngoại thành Hà Nội

Tối 30/7, vùng "rốn lũ" huyện Chương Mỹ, Hà Nội mưa không ngớt, dòng nước lũ đục ngầu vẫn cuồn cuộn dâng lên, chảy xiết.

Tối 30/7, vùng "rốn lũ" huyện Chương Mỹ, Hà Nội mưa không ngớt, dòng nước lũ đục ngầu vẫn cuồn cuộn dâng lên, chảy xiết.

18h30, từ đầu xã Nam Phương Tiến đến cuối xã tối om như mực. Đêm xuống chỉ thấy thấp thoáng ánh sáng yếu ớt từ nhà dân hắt ra.

18h30, từ đầu xã Nam Phương Tiến đến cuối xã tối om như mực. Đêm xuống chỉ thấy thấp thoáng ánh sáng yếu ớt từ nhà dân hắt ra.

Người dân đã sơ tán tránh lũ gần hết, chỉ còn vài hộ cố gắng bám trụ trong những ngôi nhà ngập nước.

Căn nhà 2 tầng của gia đình ông Lê Văn Quy (45 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thừ (42 tuổi, ở xã Nam Phương Tiến) đã ngập đến quá nửa tầng 1. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên tầng 2. Dù sống trong cảnh thấp thỏm nhưng vợ chồng ông Quy vẫn kiên quyết bám trụ trong căn nhà để canh giữ những tài sản cuối cùng không để lũ cuốn trôi.

Căn nhà 2 tầng của gia đình ông Lê Văn Quy (45 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thừ (42 tuổi, ở xã Nam Phương Tiến) đã ngập đến quá nửa tầng 1. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên tầng 2. Dù sống trong cảnh thấp thỏm nhưng vợ chồng ông Quy vẫn kiên quyết bám trụ trong căn nhà để canh giữ những tài sản cuối cùng không để lũ cuốn trôi.

"Chiều 23/7, nước lũ dâng cao khiến nhà tôi bị ngập gần bằng trận lũ lịch sử ở Hà Nội năm 2008. Gia đình tôi cùng hàng trăm hộ dân tại thôn Nhân Lý phải sống trong âu lo vì ngập lụt. Sáng 30/7, nước hạ được 20cm tuy nhiên đến chiều nước dâng cao trở lại. Cả gia đình giờ chỉ trông chờ vào khoảng 200ml còn lại, đợi đến khi trời sáng mới có thể chèo xuồng ra ngoài nhận hỗ trợ từ chính quyền", bà Thừ nói.

"Chiều 23/7, nước lũ dâng cao khiến nhà tôi bị ngập gần bằng trận lũ lịch sử ở Hà Nội năm 2008. Gia đình tôi cùng hàng trăm hộ dân tại thôn Nhân Lý phải sống trong âu lo vì ngập lụt. Sáng 30/7, nước hạ được 20cm tuy nhiên đến chiều nước dâng cao trở lại. Cả gia đình giờ chỉ trông chờ vào khoảng 200ml còn lại, đợi đến khi trời sáng mới có thể chèo xuồng ra ngoài nhận hỗ trợ từ chính quyền", bà Thừ nói.

Theo chia sẻ của người phụ nữ này, khoảng hơn 1 tuần trước, khi nước bắt đầu dâng, điện bị cắt nên gia đình phải dùng bếp gas nấu cơm qua ngày.

Theo chia sẻ của người phụ nữ này, khoảng hơn 1 tuần trước, khi nước bắt đầu dâng, điện bị cắt nên gia đình phải dùng bếp gas nấu cơm qua ngày.

"Từ khi dòng nước đục ngầu tràn dần vào nhà, mọi sinh hoạt của gia đình tôi đều ở mức tối giản nhất. Những ngày này, nấu được nồi nước sôi, pha gói mỳ tôm ăn qua ngày là tốt lắm rồi", bà Thừ nói.

Những ngày lũ, trên góc gác xép gia đình bà Thừ chật kín đồ đạc, hàng chục bao lúa xếp ngổn ngang, xung quanh là nồi cơm điện, tủ lạnh, giường tủ...

Những ngày lũ, trên góc gác xép gia đình bà Thừ chật kín đồ đạc, hàng chục bao lúa xếp ngổn ngang, xung quanh là nồi cơm điện, tủ lạnh, giường tủ...

Cũng như người hàng xóm, gần chục ngày qua, gia đình ông Nguyễn Duy Hòa (44 tuổi) và bà Phạm Thị Lương (43 tuổi) cũng chỉ ăn tạm từng gói mỳ được người trong thôn gửi tặng. Ngôi nhà 2 tầng của gia đình ông Hòa cũng bị ngập hết tầng 1. Xe máy phải mang đi gửi, đồ đạc còn lại được chuyển lên tầng hai.

Cũng như người hàng xóm, gần chục ngày qua, gia đình ông Nguyễn Duy Hòa (44 tuổi) và bà Phạm Thị Lương (43 tuổi) cũng chỉ ăn tạm từng gói mỳ được người trong thôn gửi tặng. Ngôi nhà 2 tầng của gia đình ông Hòa cũng bị ngập hết tầng 1. Xe máy phải mang đi gửi, đồ đạc còn lại được chuyển lên tầng hai.

"Ở nhà nước sâu gần 1m, vợ chồng, con cái phải chuyển sang nhà ông bà ngoại ở nhờ. Khi nào cần đồ đạc gì, tôi lại chèo thuyền, soi đèn pin về nhà mò vớt", ông Hòa nói.

20h, ông Hòa dùng thuyền đưa các con về nhà để lấy đồ đạc sang nhà ông bà ngoại để chuẩn bị cho năm học mới. "Chỉ còn vài ngày nữa là bọn nhỏ đi học nên gia đình tôi quyết định cho các cháu sang nhà ông bà ngoại ở để đảm bảo an toàn. Ở bên ấy cao hơn nên vợ chồng tôi cũng yên tâm đi làm", ông Hòa chia sẻ.

20h, ông Hòa dùng thuyền đưa các con về nhà để lấy đồ đạc sang nhà ông bà ngoại để chuẩn bị cho năm học mới. "Chỉ còn vài ngày nữa là bọn nhỏ đi học nên gia đình tôi quyết định cho các cháu sang nhà ông bà ngoại ở để đảm bảo an toàn. Ở bên ấy cao hơn nên vợ chồng tôi cũng yên tâm đi làm", ông Hòa chia sẻ.

Trẻ con đi sơ tán, gia đình anh Bảy, chị Hướng cố gắng bám trụ lại nhà để trông coi. Chồng chị hàng ngày vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập cho gia đình. Ở nhà, chị dọn dẹp rồi chuẩn bị cơm nước. “Nhà còn mỗi xe máy, cũng không biết gửi ở đâu nên tôi chỉ loanh quanh sống cùng với lũ, còn mỗi cái xe mà mất thì gia đình trắng tay”, chị Hướng chia sẻ.

Trẻ con đi sơ tán, gia đình anh Bảy, chị Hướng cố gắng bám trụ lại nhà để trông coi. Chồng chị hàng ngày vẫn đi làm để đảm bảo thu nhập cho gia đình. Ở nhà, chị dọn dẹp rồi chuẩn bị cơm nước. “Nhà còn mỗi xe máy, cũng không biết gửi ở đâu nên tôi chỉ loanh quanh sống cùng với lũ, còn mỗi cái xe mà mất thì gia đình trắng tay”, chị Hướng chia sẻ.

"Trời oi bức lại thiếu điện, cuộc sống của người dân chúng tôi bất tiện đủ đường. Bây giờ, ước mơ duy nhất của tôi là có cuộc sống bình thường như trước khi cơn lũ đến", chị Hướng nói.

Anh Bảy cho biết, lũ tràn về, các giếng nước trong thôn đều bị bẩn, không sử dụng được. Cả tuần nay, nước sạch để ăn uống còn chẳng đủ, chuyện tắm giặt những ngày này cũng buộc phải xuề xòa. “Nước sạch bây giờ quý hơn vàng. Nước sạch được phát rất ít, chủ yếu ưu tiên cho trẻ con và người già, dùng để uống và nấu ăn. Giặt giũ, rửa chân tay dùng nước lũ. Gần 4 hôm nay, cả nhà tôi còn không dám tắm để tiết kiệm nước sinh hoạt. Mưa xuống vừa mừng vừa sợ. Mừng vì có nước dùng nhưng sợ không biết bao giờ mới hết ngập”, anh Hùng than thở.

Anh Bảy cho biết, lũ tràn về, các giếng nước trong thôn đều bị bẩn, không sử dụng được. Cả tuần nay, nước sạch để ăn uống còn chẳng đủ, chuyện tắm giặt những ngày này cũng buộc phải xuề xòa. “Nước sạch bây giờ quý hơn vàng. Nước sạch được phát rất ít, chủ yếu ưu tiên cho trẻ con và người già, dùng để uống và nấu ăn. Giặt giũ, rửa chân tay dùng nước lũ. Gần 4 hôm nay, cả nhà tôi còn không dám tắm để tiết kiệm nước sinh hoạt. Mưa xuống vừa mừng vừa sợ. Mừng vì có nước dùng nhưng sợ không biết bao giờ mới hết ngập”, anh Hùng than thở.

Sông Bùi được biết đến là vùng thoát lũ của Hà Nội, trong đó bên hữu ngạn là vùng chứa nước, vùng phân lũ. Theo báo cáo của đơn vị chức năng, những năm gần đây, nhiều đợt lũ lớn xuất hiện trên sông Bùi, sông Tích, bao gồm các đợt tháng 10/2008, tháng 10/2017, tháng 7/2018, tháng 9/2022.

Tuần qua, do mưa lớn trong khu vực và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về làm mực nước sông Bùi, sông Tích lên rất nhanh. Đến nay, mưa đã ngớt nhưng mực nước lũ sông Bùi, sông Tích xuống chậm do lũ trên sông Đáy còn ở mức cao.

Tại huyện Chương Mỹ, số hộ bị ngập 0,5 - 2 m là 1.504 hộ; số nhân khẩu bị ngập cần cứu trợ là 5.543 người; số nhân khẩu bị ngập phải sơ tán là 3.711 người. Địa phương đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia ứng phó.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/dan-ron-lu-4-ngay-moi-dam-tam-ca-nha-con-200ml-nuoc-sach-de-uong-ar886528.html