Dân tộc nào có tục 'ăn trộm lấy may' ngày Tết?

'Ăn trộm lấy may' là phong tục đón Tết được người dân tộc này lưu giữ, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1. Dân tộc nào có tục ‘ăn trộm lấy may’ ngày Tết?

Dao
Lô Lô
Tày
Nùng

Chính xác

“Ăn trộm lấy may” là phong tục đón Tết của người Lô Lô. Người dân tộc này quan niệm, trong đêm giao thừa nếu ai mang về một chút gì đó thì năm mới sẽ gặp được nhiều tốt lành, làm ăn phát đạt. Người Lô Lô thường lấy trộm củ tỏi, củ hành, thanh củi nhỏ, cây rau mang tính tượng trưng.

2. Tết Nhảy là đặc trưng của dân tộc nào ở Việt Nam?

Hrê
Xtiêng
Hà Nhì
Dao

Chính xác

Lễ hội Tết Nhảy của người Dao là một phong tục truyền thống độc đáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính tổ tiên, gắn kết cộng đồng. Tết Nhảy của người Dao chỉ làm ở Nhà cái (con trưởng, trưởng họ), tùy hoàn cảnh từng người để chọn năm tổ chức. Thông thường, nhiều nơi vài năm làm một lần, nhưng không lâu quá 10 năm vì như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có công tìm đất.

3. Dân tộc nào có tục cướp giọng gà ngày Tết?

Kháng
La Hủ
Cống
Pu Péo

Chính xác

Vào Giao thừa, người Pu Péo có tục “đón giọng gà” hay “cướp giọng gà” để cầu mong may mắn cho năm mới. Họ thường phải canh chừng mấy chú gà trống. Khi gà vỗ cánh, chuẩn bị gáy, họ đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Khi gà đua nhau gáy, ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà.

Người Pu Péo quan niệm, tiếng gà gáy thiêng liêng, đánh thức cả Mặt Trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn.

4. Bánh chưng đen là loại bánh dịp Tết của dân tộc nào?

Tày
Nùng
Mông
Ê Đê

Chính xác

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người dân tộc Tày. Bánh chưng đen được gói bằng tay, không dùng khuôn. Bánh dài khoảng 30cm, đường kính 6- 7cm, dùng lạt dài cuốn chặt. Tất cả nguyên liệu làm bánh đều được sản xuất tại địa phương, bao gồm lúa nếp nương, thịt lợn, đỗ xanh, tiêu và lá rừng. Để tạo ra màu đen, người dân đốt thân cây muối rừng thành tro, vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm.

5. Dân tộc nào ở Việt Nam có lệ không ăn uống vào ngày 30 Tết?

Thái
Mông
Nùng
Xơ Đăng

Chính xác

Tết của người Mông diễn ra sớm, vào lúc thời điểm mùa màng đã kết thúc, mọi người có thời gian vui chơi, hội hè. Theo tục lệ, từ ngày 25 tháng chạp (theo lịch người Mông) là thời điểm mọi người đem lễ đến “trả ơn” cho thầy thuốc, thầy dạy khèn, thầy cúng để tỏ lòng biết ơn.

Ngày 30 tết, sau khi làm bánh giầy xong, người Mông “treo niêu”, không ăn uống một ngày và tin rằng nếu ai ăn uống sẽ bị cháy nhà.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dan-toc-nao-co-tuc-an-trom-lay-may-ngay-tet-2233159.html