Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn uống vào ngày 30 Tết?
Mỗi dân tộc ở Việt Nam lại có những tục lệ ăn Tết riêng, trong đó có rất nhiều phong tục thú vị và kì lạ.
1. Tết Giọt nước là tên gọi ngày Tết của dân tộc nào?
A.Chăm
B.Khmer
C.K'Ho
D.Xơ Đăng
Đáp án: Người Xơ Đăng ở Kon Tum ăn tết rất giản dị với tết chính là Tết Giọt nước. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.
2. Dân tộc nào ở Việt Nam có lệ không ăn uống vào ngày 30 Tết?
A.Tày
B.Thái
C.Mông
Đáp án: Theo tục lệ, vào ngày 30 khi làm bánh giày xong, người Mông sẽ “treo niêu” và không ăn uống gì cả. Họ tin rằng, ai ăn uống vào ngày này sẽ bị cháy nhà.
D.Nùng
3. Đâu là tên gọi Tết của người Mông?
A.Naox-Cha
Đáp án: Tết của người Mông gọi là Naox-Cha. Người Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ mấy ngày. Đêm giao thừa, các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.
B.Păng-Katê
C.Păng-Chabư
D.Prơ-giê-râm
4. Mục đích dựng cây nêu trong ngày Tết là để làm gì?
A.Cầu may mắn
B.Tăng không khí vui tươi
C.Xua đuổi tà ma
Đáp án: Cây nêu thường được dựng đúng vào ngày 23 ông Công, ông Táo lên trời cho đến đêm giao thừa khi Táo Quân trở về. Khi ông Táo đã lên chầu trời, đất đai trong nhà không được trông coi nên ma quỷ thường thừa cơ xâm nhập. Do vậy, tục trồng cây nêu là để xua đuổi ma quỷ đi.
D.Cầu tài lộc
5. Loại bánh nào sau đây không phải món ăn truyền thống ngày tết tại Việt Nam?
A.Bánh chưng
B.Bánh giày
C.Bánh tổ
Đáp án: Bánh tổ là một món bánh xuất xứ từ Trung Hoa, sau đó du nhập vào Hội An, Quảng Nam. Dần dần, bánh tổ trở thành một món ăn lâu đời tại địa phương này. Bên cạnh bánh chưng, bánh giày, nhiều người dân tại đây cũng làm bánh tổ để cúng tổ tiên.
D.Bánh tét