Đánh thức tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc
Tọa lạc tại nơi có vị trí giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa, xung quanh có nhiều đảo nhỏ, Hồ Núi Cốc là địa điểm du lịch hấp dẫn, đầy tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia trước 2025
Đây là mục tiêu của Nhiệm vụ quy hoạch chung Xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 đã được thủ tướng phê duyệt.
Hồ Núi Cốc rộng 25km2, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây được ví như một “nàng tiên xinh đẹp” mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ chè. Không chỉ là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, Hồ Núi Cốc còn nổi tiếng với chuyện tình chàng Công - nàng Cốc.
Bên cạnh đó, Hồ Núi Cốc còn có lợi thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Bao gồm rừng phòng hộ, hệ thái đảo, hồ (có 2500 ha diện tích mặt nước, 89 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh), vùng Tâm Cương - hệ sinh thái vùng trồng chè đặc sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giữa thành phố đến khu du lịch cũng như các cơ sở tâm linh, sản phẩm du lịch độc đáo tại Hồ Núi Cốc.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án du lịch Hồ Núi Cốc dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, bao gồm nhân sách Nhà nước, một số nguồn vốn hợp pháp cùng vốn của các Nhà đầu tư tư nhân, được thực hiện cho đến năm 2035. Vùng thực hiện dự án bao gồm 10 xã, thị trấn: Xã Phúc Tân thuộc thị xã Phổ Yên, xã Tân Thái, Bình Thuận, Quân Chi, Vạn Thọ, Lục Ba thuộc huyện Đại Từ và các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tâm Cương thuộc thành phố Thái Nguyên. Diện tích quy hoạch Hồ Núi Cốc vào khoảng 2500 ha trong tổng số 18940 ha của cả khu du lịch.
Hướng đến trung tâm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp
Cũng theo phê duyệt của Thủ tướng, khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao, văn hóa giải trí cao cấp của cả miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trở thành nguồn kinh tế lớn, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Hồ Núi Cốc chưa “giữ chân” được du khách ở lại dài ngày bởi vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng, lưu trú cao cấp để họ có thể thoải mái lựa chọn.
Một trong số ít những địa điểm thu hút du khách tại đây là Đông Á Núi Cốc Resort. Đông Á Núi Cốc Resort thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn khách sạn Đông Á, có diện tích 40ha gồm các khu đồi, rừng, vườn chè cùng 3 đảo lớn, nhỏ. Du khách đến đây như lạc vào một thế giới khác, đậm chất du lịch sinh thái. Khu Resort sinh thái này có 5 khu nhà sàn dân tộc với phong cách độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, 5 khu nhà cổ với tuổi đời đều trên 150 năm với những khung cột gỗ lim đường kính 50cm thuộc vào hàng “hiếm” ở Việt Nam.
Đông Á Núi Cốc Resort là khu du lịch chạy theo mặt hồ 1km, tạo cho du khách cảm giác rất tự nhiên, hưởng thụ cuộc sống trong lành cùng gia đình và người thân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chạy theo dọc bờ Hồ Núi Cốc và 1 khu nhà nghỉ với 58 phòng, 3 khu nhà sàn, 15 khu biệt thự mini khiến du khách có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Để phục vụ nhu cầu thể thao cho khách du lịch, Đông Á Núi Cốc Resort còn có khu nhà tập gofl có diện tích 1000m2. Xen lẫn với các công trình nghỉ dưỡng là các du tiểu cảnh, chòi nghỉ, tất cả tạo nên một quần thể du lịch đậm chất núi rừng, chỉ cần dạo quanh nơi đây một vòng là du khách đã có một album ảnh cực chất để “sống ảo”.
Ngoài ra, Đông Á Núi Cốc Resort còn tổ chức những lễ hội ẩm thực, đốt lửa trại, trà đạo, chợ quê để thu hút sự quan tâm của khách du lịch miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hàng tuần.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch Hồ Núi Cốc, biến nơi đây trở thành khu du lịch mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân thì cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, xây dựng nhiều hơn các cơ sở lưu trú cao cấp, tận dụng thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút du khách không chỉ nội tỉnh mà cả trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng dài ngày.