Đào trúng khúc gỗ hơn 25m, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường vì...

Cảnh sát và chuyên gia đến hiện trường và xác nhận khúc gỗ này là Kim Tơ Nam Mộc cực kỳ quý hiếm.

Một người đàn ông ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong khi đào kênh mương năm 2018, tình cờ phát hiện một khúc gỗ lớn. Đó được cho là loại gỗ quý hiếm có tên là "Kim Tơ Nam Mộc", có giá trị lịch sử và kinh tế cao. Khối gỗ này dài khoảng 25m, có vẻ khác biệt với gỗ thông thường.

Một người đàn ông ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong khi đào kênh mương năm 2018, tình cờ phát hiện một khúc gỗ lớn. Đó được cho là loại gỗ quý hiếm có tên là "Kim Tơ Nam Mộc", có giá trị lịch sử và kinh tế cao. Khối gỗ này dài khoảng 25m, có vẻ khác biệt với gỗ thông thường.

Sau khi nghi ngờ đó là gỗ quý hiếm, ông đã báo cảnh sát. Cảnh sát và chuyên gia đến hiện trường và xác nhận đây là gỗ Kim Tơ Nam Mộc, loại gỗ cực kỳ quý và hiếm có.

Sau khi nghi ngờ đó là gỗ quý hiếm, ông đã báo cảnh sát. Cảnh sát và chuyên gia đến hiện trường và xác nhận đây là gỗ Kim Tơ Nam Mộc, loại gỗ cực kỳ quý và hiếm có.

Tuy nhiên, con trai của ông đã quyết định chế biến khối gỗ thành một chiếc bàn. Hành động này bị chính quyền và cảnh sát Trung Quốc phát hiện và họ tiến hành tịch thu bàn và phạt một khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, con trai của ông đã quyết định chế biến khối gỗ thành một chiếc bàn. Hành động này bị chính quyền và cảnh sát Trung Quốc phát hiện và họ tiến hành tịch thu bàn và phạt một khoản tiền lớn.

Theo các nhà nghiên cứu, Kim Tơ Nam Mộc là loại gỗ quý, hiếm và có giá thành cao. Chỉ hoàng đế mới sử dụng loại gỗ quý này. Một số sử liệu ghi chép về việc Kim Tơ Nam Mộc được sử dụng cho hoàng tộc kể từ thời nhà Nguyên. Sau đó, các triều đại tiếp theo sử dụng loại gỗ này để xây dựng các cung điện hay vật dụng dành cho nhà vua như bàn ghế, tủ, giường ngủ...

Theo các nhà nghiên cứu, Kim Tơ Nam Mộc là loại gỗ quý, hiếm và có giá thành cao. Chỉ hoàng đế mới sử dụng loại gỗ quý này. Một số sử liệu ghi chép về việc Kim Tơ Nam Mộc được sử dụng cho hoàng tộc kể từ thời nhà Nguyên. Sau đó, các triều đại tiếp theo sử dụng loại gỗ này để xây dựng các cung điện hay vật dụng dành cho nhà vua như bàn ghế, tủ, giường ngủ...

Gỗ Kim Tơ Nam Mộc có màu sắc vàng óng ánh nổi bật. Sau khi được đánh bóng bề mặt, vân gỗ chiếu dưới ánh bắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh. Thêm nữa, loại gỗ này có mùi thơm dịu nhẹ, không thấm nước, không bị mối mọt và không mục ruỗng.

Gỗ Kim Tơ Nam Mộc có màu sắc vàng óng ánh nổi bật. Sau khi được đánh bóng bề mặt, vân gỗ chiếu dưới ánh bắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh. Thêm nữa, loại gỗ này có mùi thơm dịu nhẹ, không thấm nước, không bị mối mọt và không mục ruỗng.

Những cây Kim Tơ Nam Mộc có "tuổi thọ" càng lớn thì chất lượng gỗ càng tốt. Tuy nhiên, số lượng loại cây này trong tự nhiên rất ít.

Những cây Kim Tơ Nam Mộc có "tuổi thọ" càng lớn thì chất lượng gỗ càng tốt. Tuy nhiên, số lượng loại cây này trong tự nhiên rất ít.

Mỗi lần muốn sử dụng loại gỗ Kim Tơ Nam Mộc, hoàng đế sẽ cử quần thần đi khắp các vùng phía Nam. Theo đó, phải mất vài tháng cho tới vài năm thì các quan được cử đi mới tìm thấy một vài cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc đủ điều kiện để đốn hạ mang về cung làm vật liệu xây dựng các công trình của nhà vua.

Mỗi lần muốn sử dụng loại gỗ Kim Tơ Nam Mộc, hoàng đế sẽ cử quần thần đi khắp các vùng phía Nam. Theo đó, phải mất vài tháng cho tới vài năm thì các quan được cử đi mới tìm thấy một vài cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc đủ điều kiện để đốn hạ mang về cung làm vật liệu xây dựng các công trình của nhà vua.

Loại cây này được bảo vệ cấp quốc gia và việc khai thác hay buôn bán nó là vi phạm pháp luật. Thậm chí, người nào sở hữu gỗ này ngay cả miếng nhỏ cũng có thể "đổi đời" sau 1 đêm do giá trị cao. Tuy nhiên, số lượng của nó cực kỳ khan hiếm và người dân chỉ được phép trồng mà không được phép khai thác.

Loại cây này được bảo vệ cấp quốc gia và việc khai thác hay buôn bán nó là vi phạm pháp luật. Thậm chí, người nào sở hữu gỗ này ngay cả miếng nhỏ cũng có thể "đổi đời" sau 1 đêm do giá trị cao. Tuy nhiên, số lượng của nó cực kỳ khan hiếm và người dân chỉ được phép trồng mà không được phép khai thác.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dao-trung-khuc-go-hon-25m-canh-sat-lap-tuc-phong-toa-hien-truong-vi-1935826.html