Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Mục lục

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Câu 2:
Bài văn tham khảo

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được tổ chức trong ngày 06/6/2024. Bài thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 90 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Theo đoạn trích “Có ai khen con đẹp” con nên cảm ơn và quên đi lời khen ấy. “Ai bảo con ngoan” con nhớ cảm ơn và gắng ngoan hiền hơn nữa.

Câu 2:

Những từ ngữ chỉ hành động mà cha mong muốn con làm khi người khác gặp khó khăn trong dòng thơ “Với người đang oằn lưng vì nỗi thống khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp” là: đến (bên), kề (vai), gánh (giúp).

Câu 3:

- Điệp ngữ: Lần thứ....

- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Sử dụng biện pháp điệp ngữ tác giả nhằm nhấn mạnh, hướng dẫn cách con cần phải ứng xử như thế nào qua các lần “người ta chìa tay xin con một đồng”.

+ Qua đó nhằm khuyên bảo, chỉ dạy cho con cách sống đúng đắn.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

Nội dung hai dòng thơ: Người cha muốn nhắc nhở con phải biết quan tâm, chia sẻ với những người đang mang nỗi đau mà con gặp được trong cuộc đời. Đó cũng là cách giúp người con sống yêu thương, chan hòa, giàu lòng trắc ẩn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

- Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

- Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

* Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống:

- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.

- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.

- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến nngười khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.

- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

- Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.

* Bàn luận:

- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.

- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

Câu 2:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó... Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Phân tích

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.

- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba". Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. "Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa tưng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.

c. Nghệ thuật

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

3. Đánh giá chung: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

Bài văn tham khảo

A. Mở bài

Không phải mùa xuân, cũng chả hạ hay đông, mà đó chính là mùa thu. Nhắc đến mùa thu chúng ta nghĩ ngay đến một mùa bình lặng có nét buồn phảng phất. Mùa của gió thoảng quá đủ làm ta rùng mình mà không lạnh buốt, một mùa bình an phảng chút tương tư. Có lẽ chính vì sự tuyệt vời mà mùa thu mang lại nên rất nhiều thi sĩ đã làm thơ về mùa thu. Nhưng có lẽ, bức tranh mùa thu gần gũi nhưng lại tinh tế nhất chính là của nhà thơ Hữu Thỉnh với bài thơ sang thu.

Hai khổ đầu bài sang thu càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp mùa thu được tô vẽ qua từng ý thơ nhẹ nhàng, đời thường nhưng rất đỗi tinh tế. Một mùa thu của Hữu Thỉnh có chút lưu luyến, bâng khuâng nhưng đầy nhựa sống.

Hai khổ thơ đầu Sang thu tuy ngắn gọn, nhưng đã diễn tả thành công sự chuyển mình của thiên nhiên trong khoảnh khắc chuyển giao từ cuối hạ sang thu. Qua đó, cho chúng ta thấy rõ bức tranh mùa thu trong trẻo, dịu dàng.

B. Thân bài

Ngay mở đầu khổ thơ thứ nhất, tác giả đã khéo léo sử dụng mùi hương để viết về mùa thu:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Không phải là mùi hương xa hoa đài các nào ấy, mà đó là hương ổi, một hương thơm bình dị mang đậm chất quê nhà mộc mạc. Gió đã đưa hưởng ổi thổi qua đâu đây khiến nhà thơ như chợt tỉnh, à mùa thu đã đến rồi. Hương ổi xen trong gió mang mùa thu tới khiến cho thi sĩ cũng ngẩn người.

Một hương thơm bình dị nhưng lại đánh thức của một mùa lớn lao. Trong số chúng ta, có lẽ không ai không một lần nếm qua vị ổi, vị ngòn giòn pha chút chua chua đầu lưỡi. Cái dư vị này rất thơm, rất dễ chịu và êm ái. Và trong thơ Hữu Thỉnh nó đã xuất hiện để mang mùa thu tới. Nhận thấy trong gió có hương ổi vậy là đã biết mùa thu đang về.

Bên cạnh hương ổi ấy, tác giả cũng khéo léo nhắc đến đặc điểm báo hiệu mùa thu tới đó là gió se. Những cơn gió mùa thu thường dịu dàng chỉ đủ làm cho bạn rùng mình, khoác một chiếc áo mỏng nhẹ nhàng mà thôi. Nó khác xa với cái lạnh giá của mùa đông và cái lạnh tê tê, buốt ở đầu tay vào mùa xuân với những cơn mưa xuân rả rích suốt ngày. Mùa thu gần như không có mưa mà bầu trời thường bình yên, mây xám, gió se lạnh và mặt hồ tĩnh lặng. Mùa thu khến người ta cảm thấy buồn buồn trong lòng kiểu như “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.” Nhưng mùa thu mang nét đẹp nhẹ nhàng trữ tình, mùa thu khiến lòng bình yên, chùng xuống, khiến ta sống chậm cảm nhận sự sống. Có lẽ vậy mà tác giả mới có thể cảm nhận được hương ổi thoảng qua những cơn gió se đầu mùa. Một khung cảnh mùa thu làng quê thật đẹp và bình yên.

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Đặc biệt ở hai câu thơ trên, ta cảm nhận được những giọt sương đêm còn đọng lại, mềm mại và vương trên ngõ nhỏ. Nếu bạn là người tinh tế hẳn bạn sẽ thấy, sáng mùa thu thường đọng lại sương đêm, những hạt sương long lanh giăng đầy khắp lối từ vườn hoa đến cổng nhà. Mùa thu về hcinsh là mang theo những làn gió nhẹ và những giọt sương mai như thế, rất đặc trưng.

Đặc biệt tác giả sử dụng động từ ‘chùng mình” rất lạ và nghe rất nhẹ nhàng, mềm mại. Cảm giác như sương dày đặc đến nỗi chùng xuống, thả mình xuống ngỏ nhỏ miền quê. Tất cả những điều đó, từ hương ổi đến gió, đến sương đã mang mùa thu về. Và Hữu Thỉnh như giật mình, ôi mùa thu đã về.

Khi cái bỡ ngỡ về mùa thu đã qua đi sẽ nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Nếu ở trên là mùa thu về nhẹ nhàng với hương sắc thì sang đến khổ hai, mùa thu là sự chuyển động vội vàng, mãnh liệt. Dòng sông quê nay bỗng dềnh dàng như đón mùa thu về. Dềnh dàng chính là con nước lên, sông như đầy hơn, không khô hạn như mùa hạ. Con sông quê mang thêm nhiều sự sống hơn, nước sống dềnh dàng như muốn tràn ra mang theo bao nhiêu sự sống bên dưới. Ngay cả cánh chim cũng bắt dầu vội vã, hối hả.

Mùa thu ở khổ hai mở đầu cho sự hối hả, mới mẻ và xôn xao. Sự mới mẻ này đã xóa đi cái nóng của mùa hè, và bù đắp vào đó là một mùa mát mẻ, se lạnh có chút ẩm ướt của sương đêm. Có lẽ, mùa thu của Hữu Thỉnh đang thay áo, một chiếc áo mới dịu dàng hơn, êm ái hơn, mơ hồ hơn và cũng nhiều sức sống không khác gì mùa xuân.

Nếu Nguyễn Khuyến tả mùa thu với khung cảnh: “Xanh ngắt mấy tầng cao” thì Hữu Thỉnh lại tả mùa thu với chút vấn vương mùa hạ vô cùng độc đáo:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Đây mới chỉ là sự chuyển mình của mùa, có lẽ là giai đoạn đầu mùa thu. Vì vậy mà nó còn vương vấn chút mùa hạ với đám mây xanh. Với cách dùng từ “vắt nửa mình” cho thấy sự độc đáo, sự giao thoa giữa hai mùa. Cảnh vật được pha trộn lẫn nhau như bức tranh màu sắc, pha giữa màu mùa hạ và mùa thu. Không gian cũng trở nên vô cùng độc đáo, mới lạ.

Chỉ với 4 câu thơ khổ thứ 2 tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa thu đầy sống động, có nét chấm phá của mùa hạ mới mẻ và độc đáo. Mùa thu với bầu trời còn chút xanh ngắt mùa hạ, với cánh chim chao liệng đang mải miết bay và bên dưới là dòng sông thu êm đêm dềnh dàng nước. Một bức tranh với những cảnh vật đặc trưng cho mùa thu, rất bình dị, đậm chất làng quê thanh bình.

Trong thơ Nguyễn khuyến, mùa thu cũng có sông nước có lá vàng, có bầu trời nhưng cách tả rất khác. Mùa thu Nguyễn Khuyến có cảm giác buồn, cô đơn, lẻ loi và không sống động như mùa thu của Hữu Thỉnh:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

(Trích Thu Điếu – Nguyễn Khuyến)

Cũng lấy dòng sông để tả mùa thu nhưng mùa thu của hữu thỉnh đầy đặn, dịu dàng, mộng mơ và bình yên. Còn mùa thu trong mắt Nguyễn Khuyến là không gian tĩnh lặng, là ao thu lạnh lẽo với dòng nước trong veo, là lá vàng rơi, không gian tĩnh đến nỗi nghe được cả tiếng lá rơi.

Có lẽ, Hữu Thỉnh đã vẽ lên một mùa thu với cảnh sắc vừa bình yên lại vừa sống động, có sự sống, có hương thơm, có tiếng gió, có sự đầy đặn từ sương đêm cho đến dòng sông, thậm chí còn có sự vội vàng, hối hả không kém gì mùa xuân trong Vội Vàng của Xuân Diệu – từng giây phút sống phải sống sao cho trọn vẹn vì mùa đi qua rất nhanh cũng giống như những giây phút cuộc đời trôi qua rất nhanh.

C. Kết bài

Sang thu của Hữu Thỉnh làm ta chợt nhận ra hương ổi, làn gió, màn sương thu hay dòng sông, đám mây... những sự việc gần gũi, thân quen làm nên đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam. Không chỉ riêng nhà thơ, mà mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được mùa thu ấy - một mùa thu êm ả, lắng đọng, ấm áp.

Bên cạnh sự độc đáo về mặt nội dung, ta không thể bỏ qua nét hấp dẫn của các yếu tố nghệ thuật. Thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng biện pháp tu từ nhân hóa, từ láy giàu sức gợi hình đã góp phần miêu tả sự thay đổi của vạn vật khi chớm thu. Em thật sự yêu thích hai khổ thơ này. Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc mạc giản dị. Mùa thu ấy là những rung cảm tinh tế và tài hoa, được cảm nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật và yêu cuộc sống.

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-tinh-ha-tinh-2024-215417.html