Đáp trả mạnh khi NATO đưa vũ khí hạt nhân vào trạng thái chiến đấu?

Trong những tháng gần đây, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã tích cực thảo luận về khả năng đưa vũ khí hạt nhân trong tình trạng báo động.

Điều này được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg công bố, tập trung vào sự cần thiết phải chứng minh năng lực hạt nhân của Liên minh nhằm gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới thế giới.

Thông báo này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ giữa cả các đồng minh và đối thủ của NATO, bao gồm Nga và Trung Quốc.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng bản thân sẽ không đi sâu vào chi tiết về số lượng đầu đạn hạt nhân trực chiến và cách chúng được cất giữ. Tuy nhiên Tổng thư ký lưu ý sự cần thiết phải tham vấn về vấn đề này với sự tham gia của tất cả các nước thành viên NATO.

Liên minh tin rằng việc tăng cường năng lực hạt nhân là cần thiết để duy trì sự ổn định toàn cầu và ngăn chặn những đối thủ. Đánh giá theo tuyên bố của ông Stoltenberg, NATO rõ ràng nhằm vào Nga và Trung Quốc.

Tuyên bố của Tổng thư ký NATO phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của Liên minh về tình hình địa chính trị và mong muốn tăng cường khả năng răn đe.

Trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc đã tăng cường đáng kể khả năng quân sự của mình, điều này đang khiến các nước phương Tây lo ngại.

Việc đặt kho vũ khí hạt nhân của NATO trong tình trạng báo động có thể được coi là phản ứng trước các sự lớn mạnh của đối thủ và là biện pháp đảm bảo an ninh cho các nước thành viên của Liên minh.

Một cuộc chạy đua hạt nhân mới có thể sắp diễn ra.

Một cuộc chạy đua hạt nhân mới có thể sắp diễn ra.

Trước diễn biến trên, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov gọi tuyên bố của ông Stoltenberg về khả năng đặt vũ khí hạt nhân của NATO trong tình trạng báo động là một sự leo thang căng thẳng giữa thời điểm tình hình quốc tế vốn đã khó khăn.

Tổng thống Vladimir Putin cũng bình luận về tình hình, nhấn mạnh rằng Moskva không tham gia vào việc đẩy căng thẳng lên cao khi lưu ý Nga có học thuyết hạt nhân, theo đó việc sử dụng chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt.

Những trường hợp như vậy bao gồm hành vi gây hấn chống lại Nga hoặc các đồng minh của nước này bằng cách sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc khi sự tồn tại của chính nhà nước bị đe dọa.

Việc triển khai vũ khí hạt nhân của NATO có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho an ninh toàn cầu. Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả bước đi trên và dẫn tới tình trạng căng thẳng như thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Tuần dương hạm hạt nhân Đô đốc Nakhimov của Nga chuẩn bị quay lại hạm đội.

Theo Avia-pro

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dap-tra-manh-khi-nato-dua-vu-khi-hat-nhan-vao-trang-thai-chien-dau-post687963.html