DATC tham gia mua bán, xử lý nợ xấu
Trong 4 tháng đầu năm 2020, DATC đã tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tại 20 doanh nghiệp, với doanh thu gần 1.150 tỷ đồng. DATC cũng nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý nợ mới như mua bán nợ theo lô, chia sẻ lãi lỗ… để tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý nợ xấu.
Trong suốt quý I/2020, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Kinh tế vĩ mô đã phải chịu những tác động tiêu cực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ, hàng loạt ngân hàng phải đưa ra phương án đối phó.
Những tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến vấn đề xử lý nợ xấu trở nên khó khăn hơn, thậm chí ở nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu đang ở nguy cơ tăng cao.
Trước tình hình đó, DATC đã tích cực, chủ động vào cuộc tham gia mua bán, xử lý nợ xấu, với những kết quả tích cực ban đầu. Trong 4 tháng đầu năm 2020, DATC đã tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tại 20 doanh nghiệp, với doanh thu gần 1.150 tỷ đồng. DATC cũng nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý nợ mới như mua bán nợ theo lô, chia sẻ lãi lỗ… để tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý nợ xấu.
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 về kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đến nay, cả nước đã có trên 150 doanh nghiệp mua bán nợ, tài sản đã được thành lập. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, năng lực tài chính, kỹ năng và kinh nghiệm của các chủ thể này vẫn còn hạn chế, việc tham gia mua bán, xử lý nợ vẫn chưa hiệu quả,chưa như kỳ vọng.
Hiện nay, ngoài Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) có số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và DATC có vốn điều lệ trên 6.000 tỷ đồng thì hầu hết các công ty mua bán nợ của các TCTD và một số chủ thể khác có vốn điều lệ rất hạn chế.
Cùng với quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm, nguồn nhân lực hạn chế… chưa đáp ứng yêu cầu cao của thị trường xử lý nợ xấu. Đặc biệt, trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch bênh COVID-19, tỷ lện nợ xấu đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, các tổ chức, chủ thể mua bán, xử lý nợ xấu chưa thể phát huy được vai trò, thế mạnh của mình.
Chính vì vậy, trong bối cảnh này, vai trò của DATC càng trở nên thiết yếu. Bởi trên thị trường mua bán nợ Việt Nam, DATC đã thể hiện rỗ thế vượt trội về mọi mặt, từ vốn điều lệ, kinh nghiệm, nguồn nhân lực… minh chứng qua các kết quả hoạt động trong hơn 15 năm qua.
Ngay khi bước vào năm 2020, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, tác động xấu đến các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, đặc biệt là tình hình nợ xấu của doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, DATC đã lên kế hoạch và vào cuộc một cách tích cực.
Theo đó, Ban Lãnh đạo DATC đã chủ động tìm kiếm mua bán và xử lý các khoản nợ xấu của nền kinh tế và đưa ra các giải pháp, kế hoạch thực hiện cụ thể, tích cực. Bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Trong 4 tháng đầu năm 2020, DATC đã tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tại 20 doanh nghiệp với doanh thu gần 1.150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, DATC cũng nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý nợ mới như mua bán nợ theo lô, chia sẻ lãi lỗ… để tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều vướng mắc trong cơ chế, chính sách, DATC vẫn chưa thực sự có nhiều đột phá trên trong lĩnh vực mua bán, xử lý nợ. Trong thời gian tới, khi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC được ban hành và đi vào thực thi chắc chắn sẽ mở ra nhiều dư địa cho DATC khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trên thị trường.
Nghị định ban hanh sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản hiện nay DATC đang gặp phải. Đồng thời, với những cơ chế mới sẽ “cởi trói” tạo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường mua bán nợ giữa DATC và các tổ chức xử lý nợ, các Công ty quản lý tài sản của các ngân hàng và các tổ chức xử lý nợ tư nhân trên thị trường.
Qua đó, không chỉ thúc đẩy DATC phát triển mạnh hơn nữa mà còn là động lực hỗ trợ tạo lập, phát triển thị trường mua bán, xử lý nợ chuyên nghiệp tại Việt Nam.