Nằm ở ven biển miền Trung đất nước Algeria, thành phố cổ Tipasa là một thuộc địa của đế chế La Mã, đồng thời là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất ở khu vực Địa Trung Hải thời cổ đại. Ảnh: Vecteezy.
Thuở ban đầu, Tipasa là một khu định cư của Carthage - một đế chế hùng mạnh ở khu vực Bắc Phi. Sau các cuộc chiến tranh Punic, người La Mã đã thiết lập sự cai trị của mình lên thành phố này. Ảnh: Témoins d'archéologie africaine.
Người La Mã đã phát triển thành phố Tipasa trên ba ngọn đồi ven biển tại những vị trí thuận lợi cho việc phòng thủ cũng như giao thương. Ảnh: Tripadvisor.
Dưới thời kỳ La Mã, Tipasa trở thành một thành phố thương mại và quân sự có tầm quan trọng lớn với vị trí trung tâm trên hệ thống đường biển La Mã ở Địa Trung Hải. Ảnh: Britannica.
Người La Mã đã cho xây tường thành dài khoảng 2.300 mét quanh thành phố để ngăn chặn cuộc tấn công của các bộ lạc du mục. Bên trong thành là các khu nhà ở kiên cố và nhiều công trình công cộng hoành tráng. Ảnh: Wikimedia Commons.
Vào thế kỷ thứ 3, Tipasa đã trở thành một trung tâm quan trọng của Công giáo. Nhiều nhà thờ và các công trình phục vụ tôn giáo khác đã được xây dựng trong giai đoạn này. Ảnh: UNESCO.
Sự ổn định của Tipasa đã chấm dứt năm 372, khi thủ lĩnh Firmuscủa bộ lạc Berber nổi loạn đó đã chiếm đóng các thành phố lân cận. Tipasa sau đó trở thành cứ điểm quân sự phục vụ cho những cuộc phản công của La Mã. Ảnh: Reddit.
Cùng với sự suy yếu của đế chế La Mã, vào năm 429 Tipasa đã bị chiếm đóng bởi bộ lạc Vandal. Năm 484, trong cuộc đàn áp Công giáo do vua Vandal Huneric chỉ đạo, phần đông cư dân của thành phố đã chạy trốn bằng đường biển đến Tây Ban Nha. Ảnh: Wikimedia Commons.
Trong thập kỷ tiếp theo thành phố bị bỏ hoang và trở thành phế tích sau nhiều thế kỷ. Ảnh: Must see spots.
Ngày nay, dấu ấn thời hoàng kim của Tipasa vẫn được lưu giữ qua dấu tích của ba nhà thờ, hai nghĩa trang, nhà tắm, nhà hát, rạp hát, đài tưởng niệm cùng nền móng thành lũy và bến cảng. Ảnh: UNESCO.
Vào năm 2002, thành phố cổ Tipasa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Tineke Fieggen.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
T.B (tổng hợp)