Dấu ấn ứng dụng đề tài khoa học công nghệ vào đời sống

Đó là 2 giải pháp chính đang được tỉnh triển khai nhằm khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) thời gian qua. Đồng thời thúc đẩy, nâng cao tính ứng dụng của các nhiệm vụ, đề tài vào phát triển KT-XH địa phương. Bài 2 - Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy liên kết trong ứng dụng đề tài

>> Bài 1 - Nâng "chất” các đề tài khoa học và công nghệ

 Với việc bàn giao quyền sử dụng đề tài KH&CN cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết bài toán đưa ứng dụng KH&CN vào đời sống. Trong ảnh: Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác thăm vùng trồng xạ đen tại xã Cao Dương (Lương Sơn). Hoàn thiện cơ chế, chính sách Tháng 8/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25 sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đây là động thái cụ thể nhất cho thấy, những năm gần đây, tỉnh đã và đang tích cực hoàn thiện, đồi mới, bổ sung cơ chế, chính sách, dành cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân nhiều ưu đãi, hỗ trợ để phát triển KH&CN. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với việc thông qua Đề án phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnhtừng bước khẳng định mục tiêu đẩy mạnh phát triển, ứng dụng KH&CN, làm cho hoạt động này thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế tri thức, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo ra môi trường phát triển bền vững... trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, với định hướng các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN phải gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, do đó, thời gian qua, Sở KH&CN đã tham mưu với tỉnh xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN. Đánh dấu bằng việc, tháng 10/2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 29, ban hành quy định về việc quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó xác định quy trình chặt chẽ từ khâu xác định nhiệm vụ đến phê duyệt, kiểm tra tiến độ, đánh giá, nghiệm thu và đưa vào áp dụng. Việc lựa chọn nhiệm vụ được thực hiện thông qua hội đồng tư vấn, hội đồng KH&CN, bám sát định hướng hoạt động của tỉnh. Song, theo đồng chí Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Hải Hồ, không dừng ở đó, hiện nay, Sở tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh duy trì việc xác định nhiệm vụ theo cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống (tỉnh đặt hàng) và từ dưới lên (căn cứ vào đặt hàng của tỉnh, các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ). Đồng thời, quy trình ra đề bài đặt hàng của tỉnh cũng phải thực hiện một cách khoa học hơn, đó là tiến hành điều tra từ nhu cầu của thực tế; thực hiện đánh giá năng lực hiện có của tỉnh; mời các chuyên gia giỏi, có uy tín,kinh nghiệm tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, kết hợp với kết quả đánh giá năng lực thực tế đề xuất các nhiệm vụ. "Làm được như vậy thì 100% đề tài, nhiệm vụ KH&CN sẽ đảm bảo tính thực tế và được ứng dụng hiệu quả trong đời sống”- đồng chí Đỗ Hải Hồ khẳng định. Thúc đẩy liên kết trong sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ Tháng 8/2019, UBND tỉnh đã ra quyết định giao quyền tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu của 1 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh thuộc lĩnh vực y, dược cho Công ty CP Nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình. Qua đó khẳng định định hướng: xây dựng các giải pháp thúc đẩy mối liên kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước, trong đó, lấy doanh nghiệp là trung tâm - nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Đây cũng được xem là giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng các đề tài sau nghiệm thu rơi vào tình trạng "đắp chiếu” do thiếu kinh phí nhân rộng kết quả nghiên cứu. Đồng chí Trịnh Xuân Tráng, Giám đốc Công ty CP Nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận kết quả nghiên cứu của đề tài, công ty đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, nhập trang thiết bị, dây chuyền máy móc để sản xuất sản phẩm từ cây xạ đen. Đến nay, công ty đã sản xuất một số sản phẩm đưa ra thị trường và nhận được phản ánh tích cực từ người tiêu dùng. Đó là: thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyproxaden; trà hòa tan xạ đen và trà thanh phế chín vị. Với công suất mỗi năm chế biến 1.248 tấn xạ đen tươi, tương đương 416 tấn khô và 2 triệu hộp trà thanh phế chín vị, công ty tự tin đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. Có thể thấy, với việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp nhận,sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, tỉnh ta không chỉ giải quyết tốt bài toán đẩy mạnh ứng dụng đề tài KH&CN mà qua đó, còn tạo chuỗi liên kết cho sản phẩm cây xạ đen của tỉnh. Tuy số lượng những đề tài "gặp” được doanh nghiệp hiện nay chưa nhiều, song đã và đang khẳng định là hướng đi đúng của tỉnh. Đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN khẳng định: Bắt nguồn từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa bằng Đề án phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, hoạt động KH&CN thực sự đã thổi luồng sinh khí mới. Trong thời gian tới, Sở tiếp tục chú trọng tham mưu, lựa chọn kỹ các đề tài khoa học sát thực tế, có tính khả thi cao; chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng KH&CN; đề xuất chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tế..., nhằm tạo đà cho KH&CN phát triển, ghi dấu ấn đậm nét khi ứng dụng vào đời sống. Hải Yến

Với việc bàn giao quyền sử dụng đề tài KH&CN cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết bài toán đưa ứng dụng KH&CN vào đời sống. Trong ảnh: Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác thăm vùng trồng xạ đen tại xã Cao Dương (Lương Sơn). Hoàn thiện cơ chế, chính sách Tháng 8/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25 sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đây là động thái cụ thể nhất cho thấy, những năm gần đây, tỉnh đã và đang tích cực hoàn thiện, đồi mới, bổ sung cơ chế, chính sách, dành cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân nhiều ưu đãi, hỗ trợ để phát triển KH&CN. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với việc thông qua Đề án phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnhtừng bước khẳng định mục tiêu đẩy mạnh phát triển, ứng dụng KH&CN, làm cho hoạt động này thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế tri thức, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo ra môi trường phát triển bền vững... trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, với định hướng các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN phải gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, do đó, thời gian qua, Sở KH&CN đã tham mưu với tỉnh xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN. Đánh dấu bằng việc, tháng 10/2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 29, ban hành quy định về việc quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó xác định quy trình chặt chẽ từ khâu xác định nhiệm vụ đến phê duyệt, kiểm tra tiến độ, đánh giá, nghiệm thu và đưa vào áp dụng. Việc lựa chọn nhiệm vụ được thực hiện thông qua hội đồng tư vấn, hội đồng KH&CN, bám sát định hướng hoạt động của tỉnh. Song, theo đồng chí Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Hải Hồ, không dừng ở đó, hiện nay, Sở tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh duy trì việc xác định nhiệm vụ theo cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống (tỉnh đặt hàng) và từ dưới lên (căn cứ vào đặt hàng của tỉnh, các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ). Đồng thời, quy trình ra đề bài đặt hàng của tỉnh cũng phải thực hiện một cách khoa học hơn, đó là tiến hành điều tra từ nhu cầu của thực tế; thực hiện đánh giá năng lực hiện có của tỉnh; mời các chuyên gia giỏi, có uy tín,kinh nghiệm tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, kết hợp với kết quả đánh giá năng lực thực tế đề xuất các nhiệm vụ. "Làm được như vậy thì 100% đề tài, nhiệm vụ KH&CN sẽ đảm bảo tính thực tế và được ứng dụng hiệu quả trong đời sống”- đồng chí Đỗ Hải Hồ khẳng định. Thúc đẩy liên kết trong sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ Tháng 8/2019, UBND tỉnh đã ra quyết định giao quyền tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu của 1 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh thuộc lĩnh vực y, dược cho Công ty CP Nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình. Qua đó khẳng định định hướng: xây dựng các giải pháp thúc đẩy mối liên kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước, trong đó, lấy doanh nghiệp là trung tâm - nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Đây cũng được xem là giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng các đề tài sau nghiệm thu rơi vào tình trạng "đắp chiếu” do thiếu kinh phí nhân rộng kết quả nghiên cứu. Đồng chí Trịnh Xuân Tráng, Giám đốc Công ty CP Nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận kết quả nghiên cứu của đề tài, công ty đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, nhập trang thiết bị, dây chuyền máy móc để sản xuất sản phẩm từ cây xạ đen. Đến nay, công ty đã sản xuất một số sản phẩm đưa ra thị trường và nhận được phản ánh tích cực từ người tiêu dùng. Đó là: thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyproxaden; trà hòa tan xạ đen và trà thanh phế chín vị. Với công suất mỗi năm chế biến 1.248 tấn xạ đen tươi, tương đương 416 tấn khô và 2 triệu hộp trà thanh phế chín vị, công ty tự tin đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm xạ đen tại tỉnh Hòa Bình. Có thể thấy, với việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp nhận,sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, tỉnh ta không chỉ giải quyết tốt bài toán đẩy mạnh ứng dụng đề tài KH&CN mà qua đó, còn tạo chuỗi liên kết cho sản phẩm cây xạ đen của tỉnh. Tuy số lượng những đề tài "gặp” được doanh nghiệp hiện nay chưa nhiều, song đã và đang khẳng định là hướng đi đúng của tỉnh. Đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN khẳng định: Bắt nguồn từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa bằng Đề án phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, hoạt động KH&CN thực sự đã thổi luồng sinh khí mới. Trong thời gian tới, Sở tiếp tục chú trọng tham mưu, lựa chọn kỹ các đề tài khoa học sát thực tế, có tính khả thi cao; chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng KH&CN; đề xuất chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tế..., nhằm tạo đà cho KH&CN phát triển, ghi dấu ấn đậm nét khi ứng dụng vào đời sống. Hải Yến

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/144982/dau-an-ung-dung-de-tai-khoa-hoc-cong-nghe-vao-doi-song.htm