Dấu hiệu chứng tỏ mắt đang rất khô
Các dấu hiệu khô mắt bao gồm mỏi, đỏ mắt, cảm giác nhức buốt như kim châm, nhạy cảm với ánh sáng. Chúng đặc biệt tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm khi thức dậy.
Hầu như ai cũng có thể bị khô mắt, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ, trên 50 tuổi, đeo kính áp tròng hoặc mắc một số bệnh tự miễn dịch tiềm ẩn, như bệnh lupus hoặc hội chứng Sjögren. Tình trạng có thể khiến cơ thể sản xuất không đủ các tuyến sản xuất nước mắt và nước bọt.
Hội chứng khô mắt có thể tệ hơn vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Dấu hiệu khô mắt
Theo The Healthy, chớp mắt giúp nước mắt chảy ra để giữ cho bề mặt mắt mịn màng và sạch sẽ, đồng thời rửa trôi mọi cặn bẩn. Nếu bạn bị hội chứng khô mắt, mắt sẽ không sản xuất đủ nước mắt hoặc chất lượng nước mắt không tốt. Điều này dẫn đến một số triệu chứng khô mắt khó chịu bao gồm:
Nhức buốt giác như kim châm
Mỏi mắt
Đỏ
Độ nhạy sáng
Mờ mắt
Chảy nước mắt vào ban ngày, buổi tối hoặc suốt cả ngày.
Khô mắt vào ban đêm
Angela Bevels, bác sĩ nhãn khoa điều hành Trung tâm Elite Dry Eye Spa tại Tucson, Arizona, cho biết nếu bạn bị bệnh khô mắt do bay hơi nước, tình trạng mắt có thể sẽ tệ hơn vào buổi tối.
"Điều này là do bạn có thể gặp vấn đề với môi trường, chẳng hạn thiếu độ ẩm. Và nhìn chằm chằm vào máy tính và điện thoại cả ngày khiến việc chớp mắt giảm", chuyên gia này cho hay.
Bác sĩ Bevels cho biết đeo kính áp tròng quá lâu hay không uống đủ nước trong ngày cũng có thể dẫn đến các triệu chứng khô mắt tồi tệ hơn vào ban đêm. Uống đủ nước thực sự quan trọng để tạo ra nước mắt chất lượng tốt. Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyên bạn nên uống 8-10 cốc nước mỗi ngày.
Khô mắt vào sáng sớm
TS Kathryn A. Colby, Trưởng khoa Nhãn khoa tại Trường Y khoa Grossman thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết thức dậy với đôi mắt khô có thể chỉ ra bạn ngủ với đôi mắt mở, tình trạng được gọi là chứng ngủ gà ban đêm. Cách duy nhất để biết bạn ngủ với đôi mắt mở thường là do người ngủ cùng giường nói với bạn. Nhưng ngay cả ngủ với mắt hơi "ti hí" cũng khiến mắt bị khô.
Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ, nhiều người cũng có thể sinh ra với mí mắt không khép lại được hoặc cơ mí mắt bị tổn thương do nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
Mắt khô vào ban ngày cũng là kết quả của điều gì đó trong môi trường phòng ngủ như nằm quá gần quạt hoặc máy điều hòa bật hết công suất. Những thứ này có thể khiến mắt bạn khô và bị kích ứng.
Cách điều trị
Thông thường, phương pháp điều trị khô mắt tập trung vào việc bổ sung thêm nước mắt hoặc giữ lại lượng nước mắt bạn đang có. Một số lựa chọn phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Nước mắt nhân tạo: Chọn loại nước mắt không chứa chất bảo quản nếu bạn sử dụng nhiều hơn 4 lần/ngày, vì chất bảo quản có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt.
- Thay đổi thuốc: Nhiều loại thuốc gây ra hoặc góp phần gây khô mắt, bao gồm cả thuốc dị ứng mà bạn uống để ngăn ngừa tình trạng hắt hơi và sổ mũi theo mùa. Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ, các loại thuốc khác có thể gây khô mắt là thuốc hạ huyết áp, như thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu và/hoặc thuốc chống trầm cảm, và thuốc chữa chứng ợ nóng.
- Giảm thời gian sử dụng màn hình: Nhìn chằm chằm vào màn hình một lúc mà không chớp mắt có thể làm giảm lượng nước mắt tiết ra. TS Colby khuyến nghị áp dụng quy tắc 20-20-20: "Cứ sau 20 phút, hãy nghỉ 20 giây và nhìn xa ít nhất 20 feet". Bài tập này khuyến khích chớp mắt.
Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dau-hieu-chung-to-mat-dang-rat-kho-post1524976.html