Dấu hiệu của viêm túi mật theo từng giai đoạn

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến thủng túi mật.

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Khi sỏi bị kẹt lại ở cổ túi mật, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây viêm túi mật cấp. Viêm túi mật cấp tính là một biến chứng hiếm gặp của sỏi mật. Sau nhiều đợt viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm túi mật như: Chấn thương vùng bụng, nhiễm giun, u đường mật. Người tiểu đường, béo phì, mỡ máu, phụ nữ mang thai… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

HÌnh ảnh viêm túi mật

HÌnh ảnh viêm túi mật

Dấu hiệu viêm túi mật

Có một số dấu hiệu thường gặp của viêm túi mật, bao gồm:

Đau hạ sườn phải: Đau thường xuất hiện ở phía trên bên phải hoặc vùng hạ bụng sau sườn phải.
Buồn nôn và nôn ói: Người bị viêm túi mật thường cảm thấy buồn nôn và có thể nôn mửa, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Khó chịu và đầy hơi sau khi ăn: Người bị viêm túi mật có thể cảm thấy khó chịu hoặc đầy hơi sau khi ăn. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Thay đổi vị giác: Một số người có thể cảm thấy có sự thay đổi trong khẩu vị hoặc cảm nhận vị giác không bình thường.
Mệt mỏi: Viêm túi mật có thể gây ra cảm giác mệt mỏi.
Ngứa da: Trong một số trường hợp, người bị viêm túi mật có thể cảm thấy ngứa da hoặc da có thể trở nên vàng do các vấn đề liên quan đến gan.

Tuy nhiên dấu hiệu của viêm túi mật cũng thay đổi theo từng giai đoạn.

Có 4 giai đoạn viêm túi mật, trong đó từng dấu hiệu sẽ khác nhau.

Giai đoạn 1: Túi mật căng to

Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị quặn từng cơn do sự tắc nghẽn của sỏi ở cổ túi mật. Cơn đau này thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày. Nó thường xảy ra sau bữa ăn nhiều chất béo, cholesterol và có thể xảy ra vào ban đêm.

Bệnh nhân không giảm đau sau khi nôn. Những dấu hiệu này có thể thấy trong giai đoạn đầu.

Giai đoạn 2: Viêm túi mật mủ

Đau bụng liên tục khu trú tại hạ sườn phải, có thể đau sau lưng hoặc đau ở vai phải. Bệnh nhân bắt đầu thấy dấu hiệu sốt, thường không sốt cao trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Túi mật hoại tử

Đôi khi nếu tình trạng này diễn biến cấp tính sẽ dẫn tới hoại tử túi mật. Lúc này bệnh nhân không chỉ đau khu trú tại hạ sườn phải mà đau lan tỏa khắp cả bụng. Bệnh nhân sốt cao, người rất mệt mỏi.

Giai đoạn 4: Thủng túi mật

Thông thường bệnh nhân nếu không điều trị đúng cách có khoảng 10% tiến triển nặng dẫn tới thủng túi mật, thời gian khoảng 48 - 72h sau khi có các dấu hiệu đầu.

Đôi khi có thể xảy ra sớm hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường, viêm tắc động mạch...

Giai đoạn này bệnh nhân đau bụng dữ dội, sốt tăng cao kèm theo rét run, toàn thân có hội chứng sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc... cần phải tiến hành điều trị ngay, nếu không bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm trùng.

Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phù nề, chèn ép gây tắc mật và làm túi mật căng to quá kích thước bình thường mang lại cảm giác đau đớn.

Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phù nề, chèn ép gây tắc mật và làm túi mật căng to quá kích thước bình thường mang lại cảm giác đau đớn.

Các biến chứng viêm túi mật

Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phù nề, chèn ép gây tắc mật và làm túi mật căng to quá kích thước bình thường mang lại cảm giác đau đớn. Không những thế, dịch mật tích tụ lâu trong túi mật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo ra các nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu cứ để tình trạng viêm mủ túi mật diễn ra và không điều trị triệt để sẽ gây ra tình trạng hoại tử mô túi mật, làm vỡ túi mật. Khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, có thể tử vong. Ung thư túi mật là biến chứng nguy hiểm nhất, khi được đề cập đến các biến chứng của viêm túi mật.

Tóm lại: Viêm túi mật trong nhiều trường hợp, bác sĩ rất khó chẩn đoán do các triệu chứng dễ nhầm với các bệnh lý khác, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế, việc tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm và cơ sở y tế uy tín để có những chẩn đoán chính xác. Nhờ đó, các phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời sẽ mang lại những hiệu quả nhất định, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

ThS.BS. Nguyễn Thị Hường

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-cua-viem-tui-mat-theo-tung-giai-doan-169240831162243166.htm