Dấu hiệu và biến chứng của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc.
Dấu hiệu và biến chứng của sỏi niệu quản
Các triệu chứng đau: Giống như hầu hết các loại sỏi khác, đau là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển. Đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa gắng sức làm việc gì đó. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Cơn đau ở hố thắt lưng dưới xương sườn rồi lan về phía rốn, thường báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc. Ngoài đau người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn...
Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: Trong cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản gây ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng.
Suy thận: Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Thận ứ nước: Sỏi niệu quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Nhưng trong khi đó, nhu mô của thận lại bị mỏng đi và tình trạng suy thận là điều không khó hiểu. Lâu dài, bệnh sẽ thành mạn tính và việc điều trị khó khăn hơn nhiều, thậm chí là không thể. Người mắc phải chung sống với bệnh suốt đời. Hơn nữa, nguy hiểm đến tính mạng hoặc tuổi thọ giảm là điều chắc chắn.
Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn từ đây gây lan sang những vùng khác quanh thận, đặc biệt ứ mủ ở thận. Ngoài ra, vùng sinh dục cũng bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó khả năng sinh con khó giữ được.
Cách điều trị sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Đối với sỏi nhỏ, chưa gây ra biến chứng gì, có thể dùng các loại thuốc làm tan sỏi.
Trường hợp sỏi to, gây ra nhiều biến chứng, nên áp dụng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn. Các phương pháp phổ biến là mổ hở lấy sỏi trực tiếp ra ngoài, hoặc tán sỏi bằng laser, phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi qua da ngoài cơ thể. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và các bệnh lý kèm theo để có hướng giải quyết phù hợp. Trong đó, tán sỏi laser hiện là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Nếu phát hiện sớm sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng sỏi tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác như bệnh gút, cường tuyến cận giáp trạng, viêm lao, giang mai,… thì cần chữa trị triệt để các bệnh này. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ ngày 2-3 lít nước, kiêng ăn mặn, hạn chế ăn thịt động vật và có thể sử dụng sản phẩm giúp ngăn ngừa tái phát.
VNN tổng hợp