Đâu là mô hình tổ chức bếp ăn trường học lý tưởng?

i diện cha mẹ học sinh được tham gia giám sát bếp ăn, từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến, phân chia khẩu phần ăn cho từng học sinh. Như vậy liệu đã đủ cho các bậc phụ huynh an tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng cho con trẻ?

Bên cạnh việc học thì chuyện ăn uống ở trường của học sinh bán trú luôn được các bậc phụ huynh quan tâm.

Thời gian gần đây, việc chọn mô hình tổ chức bếp ăn ở các trường để vừa đảm bảo an toàn thực thẩm, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho các lứa tuổi học là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Theo đó, nhiều giải pháp được đưa ra và đã phần nào đáp ứng được nguyện vọng của phần lớn phụ huynh học sinh hiện nay.

Trong đó giải pháp nhận được sự đồng thuận cao nhất là cử đại diện hội cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia chọn nhà thầu, giám sát bếp ăn, từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến, phân chia khẩu phần ăn cho từng học sinh… Tuy nhiên, nhiều các bậc phụ huynh vẫn tỏ ra chưa thật sự an tâm, vì việc đại diện phụ huynh được tham giám sát bếp ăn trường học không phải là mới, vẫn có trường áp dụng nhưng hiệu quả chưa như mong đợi.

Vì vậy vấn đề được đặt ra, đâu là mô hình tổ chức bếp ăn trường học lý tưởng để làm phát huy tốt nhất hiệu quả giám sát bếp ăn của đại diện hội cha mẹ học sinh, đáp ứng kỳ vọng của đại đa số phụ huynh học sinh?

Bà Phạm Thụy Thùy Dương - Trưởng Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Trường Quốc tế Nam Việt trao đổi công việc với các thành viên trong Ban.

Từ thông tin của nhiều phụ huynh học sinh, chúng tôi đã tiếp cận và tìm hiểu về mô hình tổ chức bếp ăn trường học của Tập đoàn giáo dục Quốc tế Nam Việt. Tính đến thời điểm hiện nay, đây được xem là đơn vị giáo dục tiên phong trong cả nước thành lập Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nội bộ, có sự tham gia của phụ huynh học sinh.

Qua tìm hiểu, Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong hệ thống trường học thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt do bà Phạm Thụy Thùy Dương - Đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường làm trưởng ban. Với chức năng chính là kiểm tra hàng hóa, chất lượng thực phẩm và chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý vệ sinh an tàn thực phẩm tại các đơn vị trường học. Ngoài ra, Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm còn có chức năng phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên môn, cơ quan chức năng địa phương tổ chức, thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất.

Trao đổi với Báo NB&CL, Trưởng Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Trường Quốc tế Nam Việt Phạm Thụy Thùy Dương cho biết, nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với từng cá nhân trong ban trên cơ sở phân công cụ thể theo từng công đoạn của quy trình chế biến thực phẩm cụ thể, hợp lý và rõ ràng. Nhờ cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm với chất lượng bữa ăn cho con trẻ nên hoạt động của ban luôn có được sự nỗ lực, tâm huyết cao của tất cả các thành viên.

Bữa ăn của các học sinh Trường Quốc tế Nam Việt được tổ chức theo hình thức buffet nên thức ăn phong phú, nhiều khẩu vị. Và khẩu phần ăn không còn là vấn đề để các phụ huynh phải lo lắng.

Cùng đó, với sự tham gia của các thầy cô quản nhiệm, trưởng đại diện và cán bộ y tế các cơ sở, các thành viên trong ban cùng nhau xây dựng nên một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và quy chuẩn từ khâu tiếp nhận đến thành phẩm. Và từ đó kịp thời nhận ra những khuyết điểm, những vấn đề tồn tại trong khâu chế biến để kịp thời có xuất hướng khắc phục sớm nhất.

Theo cơ cấu tổ chức, Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trường học thuộc hệ thống Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt được phân bổ nhân lực thành 3 bộ phân chính. Trong đó bộ phân văn phòng chịu trách nhiệm kiểm tra giấy tờ pháp lý, tiêu chuẩn liên quan đến nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của toàn bộ hoạt động nhà bếp. Còn bộ phận quản nhiệm đi sâu giám sát chặt chẽ từng giai đoạn chế biến cụ thể. Và cuối cùng là bộ phận y tế làm nhiệm vụ kiểm tra, thực hiện việc lưu mẫu theo quy định và chịu trách nhiệm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của các thực đơn.

Bộ phận y tế làm nhiệm vụ kiểm tra nghiêm ngặt, lưu mẫu đầy đủ tất cả các bữa ăn theo đúng quy định.

Theo đó, chất lượng bữa ăn của học sinh được Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng phù hợp với học sinh tiểu học. Ban sẽ thực hiện việc niêm yết công khai thực đơn cho tất cả các bữa ăn trong cả tuần, cùng phụ huynh giám sát qua hình ảnh camera trực tiếp trong khu vực nhà bếp, nhà ăn, giám sát từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến. Cũng như quan sát khẩu vị của học sinh qua quá trình chọn món ăn để có những ý kiến đóng góp cho thực đơn phù hợp hơn…

Trên cơ cấu tổ chức rõ ràng và trách nhiệm cụ thể đối với từng bộ phận, thầy cô và các bậc phụ huynh có đủ cơ sở để phát huy vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát trong quy trình của bếp ăn nhà trường. Nếu có sự cố xảy ra, Ban kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhà trường là đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng thành viên Tập đoàn về vấn đề cung cấp bữa ăn ngôn miệng, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho mỗi em học sinh.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dau-la-mo-hinh-to-chuc-bep-an-truong-hoc-ly-tuong-post105963.html