Đâu là nơi lạnh nhất Việt Nam?

Nơi này thuộc tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có cùng đường biên giới với Trung Quốc.

1. Đâu là nơi lạnh nhất Việt Nam?

A

Mẫu Sơn

Theo thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn Lạng Sơn, các đánh giá, so sánh của các chuyên gia cũng cho thấy, mùa đông ở đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là khắc nghiệt hơn cả và đang giữ kỷ lục nơi lạnh nhất Việt Nam.
Mẫu Sơn là vùng núi cao chếch hướng Đông - Tây, nằm ở Đông Bắc của Lạng Sơn, thuộc địa phận chính 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Khu vực này cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía Đông, giáp với biên giới Việt Trung.
Theo phân tích khoa học, đỉnh núi Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn có nhiều đặc điểm để trở thành nơi lạnh nhất cả nước. Do cấu tạo địa hình nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, chụm đầu về phía Tam Đảo, núi Mẫu Sơn là cửa ngõ đón gió mùa ở nước ta.
Gió thổi trên đỉnh núi có thể đạt cấp 5, cấp 6. Gió giật lên đến cấp 10, tương đương với cấp gió áp thấp nhiệt đới và bão nên thời tiết rất khắc nghiệt.
Chính vì đặc điểm trên, nên thời tiết trên đỉnh Mẫu Sơn được đánh giá là rất khắc nghiệt. Gió mạnh cùng với mây mù quanh năm bao phủ, tạo nên cảm giác rét buốt. Kỷ lục nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận tại đỉnh Mẫu Sơn là - 6 độ C.

B

Fansipan

C

Đỉnh Tà Xùa

D

Đỉnh Ngọc Linh

2. Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

A

3 huyện

B

4 huyện

C

5 huyện

Tỉnh Lạng Sơn có 5 huyện giáp biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập), với 2 cửa khẩu quốc tế lớn: Cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.

D

6 huyện

3. Đâu là lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào Tày ở Lạng Sơn?

A

Lễ hội Mường Đòn

B

Lễ hội Mường Lập

C

Lễ hội "Đút cốm dẹp"

D

Lễ hội Lồng Tồng (Xuống đồng)

Lễ hội Lồng Tồng (Xuống đồng) hay còn gọi là hội cầu mùa được người Tày ở Lạng Sơn đón chờ nhất trong năm. Người dân tộc Tày trong xã năm nào cũng vui vẻ hòa mình say sưa vào các môn thể thao dân tộc như đi cà kheo, kéo co hay đẩy gậy tại lễ hội. Rộn ràng nhất phải kể đến màn các trận đấu chọi cà kheo. Các trận đấu kịch tính không kém hội thao dân tộc của tỉnh.
Lễ hội này là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào các dân tộc biên giới phía Bắc. Đây được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 4 Tết đến 30 tháng Giêng để mở đầu cho mùa gieo trồng mới. Khoảng thời gian này, lễ hội được tổ chức rộn rã ở tất cả bản làng, nơi có người Tày sinh sống.

4. Dân tộc thiểu số nào tại đây chiếm đa số?

A

Dân tộc Tày

B

Dân tộc Nùng

Lạng Sơn đông dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 84,74% tổng số dân của tỉnh. Người Nùng đông nhất Lạng Sơn, chiếm 43,9%.
Đứng thứ hai là người Tày với 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5%, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4%.
Hiện ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng vẫn là tiếng Việt (tiếng Kinh), tuy nhiên, tại các làng bản đông người Tày, Nùng sinh sống, đồng bào vẫn sử dụng ngôn ngữ dân tộc để giao tiếp hằng ngày. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, ngôn ngữ của người Tày, Nùng Lạng Sơn tồn tại dưới hai dạng: chữ viết và tiếng nói.

C

Dân tộc Mường

D

Dân tộc H' Mông

5. Ngôi chùa nổi tiếng ở Lạng Sơn đi vào ca dao Việt Nam tên là gì?

A

Tân Thanh

B

Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh là di tích lịch sử văn hóa, danh thắng nổi tiếng của Lạng Sơn. Ca dao xưa đã có câu ca ngợi di tích này:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em..."
Trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn có viết: "Chùa này nằm trong động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng, cửa mây nhũ đá trong sạch, không bụi trần. Người địa phương cùng người Minh Hương tô tượng phật phụng thờ, lại có tên nữa là Chùa Thanh Thiền".
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn, chùa Tam Thanh được các nhà nghiên cứu cho rằng có từ thời nhà Lê. Nơi này, xưa kia là chỗ thờ tự của Đạo Giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Đây là ba cung Thanh cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản, đó là Nguyên Thủy Thiên Tôn (Ngọc Thanh Đại Đế), Linh Bảo Thiên Quân (Thượng Thanh Đại Đế), và Đạo Đức Thiên Tôn (Thái thượng Lão Quân). Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào thờ ở trong chùa là chính.

C

Chùa Hà

D

Phúc Khánh

6. Lạng Sơn có món ăn đặc sản nào?

A

Bê chao

B

Cháo mắc nhung

C

Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn truyền thống của đồng bào Tày, Nùng Xứ Lạng. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Được người Tày, Nùng biến tấu món ăn phù hợp với khẩu vị vùng miền. Trải qua thời gian, khâu nhục trở thành món ngon không thể thiếu trong các dịp quan trọng như đãi khách đám cưới, lễ tiệc… của đồng bào dân tộc nơi đây.
Nguyên liệu làm khâu nhục gồm có thịt ba chỉ, khoai môn, lá tàu soi và các gia vị như ngũ vị hương, nấm hương, mộc nhĩ, thịt nạc băm, ngũ vị hương, rượu trắng, mật ong, xì dầu,…
Không chỉ cầu kỳ về mặt nguyên liệu, món ăn này còn đòi hỏi quá trình chế biến công phu, tốn nhiều thời gian, từ đó tạo nên thứ đặc sản dân dã với phần thịt mềm tan trong khoang miệng, đủ để thực khách ăn một lần nhớ mãi.

D

Nộm da trâu

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/dau-la-noi-lanh-nhat-viet-nam-ar826310.html