Dầu nhiên liệu sạch cho tàu thuyền có thể thúc đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu

Liệu việc chuyển đổi nhiên liệu sạch đối với vận tải biển sẽ tăng tốc độ nóng lên toàn cầu? Đây là tâm điểm của cuộc tranh luận khoa học kéo dài một năm qua và câu trả lời đã có vào thứ Năm tuần này, với việc công bố một quy định mới đối với nhiệt độ kỷ lục trong năm 2023.

Hình minh họa

Hình minh họa

Quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, yêu cầu giảm đáng kể hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu của các tàu thuyền. Theo Tianle Yuan, nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland và là tác giả chính của nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment, quy định của IMO "đã góp phần vào sự nóng lên bất thường mà chúng ta đã trải qua trong năm 2023 và 2024".

Ông Yuan nhấn mạnh đây là "hiệu ứng nóng lên đáng kể" và "thực tế sẽ tăng gấp đôi tốc độ nóng lên trong những năm 2020", đồng thời chỉ ra "tác động đặc biệt mạnh mẽ đến khu vực Bắc Đại Tây Dương", nơi đã chứng kiến những đợt nắng nóng chưa từng có trong năm 2023.

Hiện tượng này xuất phát từ hiệu ứng làm mát của các dioxit lưu huỳnh, được thải ra trong quá trình đốt dầu nhiên liệu nặng của các tàu thuyền. Những aérosols này giúp phản xạ và hấp thụ tia nắng mặt trời, đồng thời thúc đẩy sự hình thành các đám mây, vốn hấp thụ ít nhiệt hơn so với đại dương. Do đó, lượng lưu huỳnh thải ra từ các tàu cũng góp phần làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu, vốn dĩ đã xuất hiện do sự tích tụ khí nhà kính từ các hoạt động của con người.

Được thiết lập để cải thiện chất lượng không khí, quy định của IMO đặc biệt hiệu quả, giúp giảm 80% lượng khí thải lưu huỳnh từ vận tải hàng hải kể từ năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứu ước tính rằng quy định này vẫn có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 0,16°C trong 7 năm.

Công bố này được đưa ra khi Trái Đất đang lập kỷ lục về nhiệt độ kể từ tháng 6/2023, đặc biệt là ở bề mặt các đại dương, đạt mức kỷ lục vào tháng 3/2024 (21,07°C).

Ngoài ý muốn

Các tác giả của nghiên cứu ví các quy định của IMO là “ngoài ý muốn” của một thí nghiệm địa kỹ thuật. Lĩnh vực khoa học này nhằm mục đích chống lại tác động của sự nóng lên toàn cầu, nghiên cứu việc đưa khí quy mô lớn vào khí quyển hoặc làm sáng các đám mây biển để chúng phản xạ với tia nắng mặt trời tốt hơn.

Các tác giả cũng tin rằng kết quả này cho thấy “việc làm sáng các đám mây biển có thể là một phương pháp địa kỹ thuật khả thi để làm mát tạm thời bầu khí quyển”.

Nicolas Bellouin, giáo sư khí hậu học tại Đại học Reading (Vương quốc Anh), cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu cho hiện tượng nóng lên liên quan đến việc cải thiện chất lượng không khí. Chúng tôi gọi đó là “hình phạt khí hậu” của các chính sách về chất lượng không khí”.

Dù không tham gia nhưng ông cho rằng nghiên cứu này “có cơ sở khoa học vững chắc hơn các nghiên cứu trước đây”. Đồng thời nhắc lại rằng: “Ngành công nghiệp hàng hải thậm chí đã đặt cược vào điều này, nhưng không thành công, để tránh phải sử dụng nhiên liệu sạch hơn, đắt đỏ hơn”.

"Nhưng tôi nghĩ rằng đóng góp của việc giảm phát thải từ các tàu thuyền đối với sự bất thường về nhiệt độ năm 2023 và các tỷ lệ nóng lên sắp tới vẫn là một câu hỏi mở”, ông nói thêm, đồng thời chỉ ra những giới hạn nhất định của nghiên cứu.

Câu hỏi đã gây xôn xao cộng đồng khoa học trong gần một năm qua. Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học về khí hậu đều tin rằng việc giảm lượng khí thải từ lĩnh vực hàng hải chỉ có thể giải thích một phần nhỏ nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng lên, ở mức vài phần trăm độ, theo một bài báo do Carbon Brief xuất bản.

Edward Gryspeerdt, nhà nghiên cứu tại Imperial College London, nhấn mạnh: “Có rất ít tranh cãi về thực tế là các aérosols khí làm mát khí hậu, nhưng có rất nhiều điều không chắc chắn về mức độ của hiệu ứng làm mát này”.

Jean-Louis Dufresne, nhà khí hậu học và giám đốc nghiên cứu tại CNRS, cho biết thêm: “Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng những biến đổi tự nhiên đã được diễn giải quá mức trong quá khứ”. Ông cho rằng việc phân tích “những xáo trộn nhỏ trong thời gian ngắn” là điều vô cùng “phức tạp”.

Anh Thư

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/dau-nhien-lieu-sach-cho-tau-thuyen-co-the-thuc-day-hien-tuong-nong-len-toan-cau-712148.html