Hóa thạch bò sát cổ đại tiết lộ mới về quá trình tiến hóa ban đầu ở biển

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hóa thạch bò sát biển 246 triệu năm tuổi, loại hóa thạch lâu đời nhất được tìm thấy ở Nam bán cầu, làm sáng tỏ sự tiến hóa ban đầu của động vật có vú ở biển.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong hồ sơ hóa thạch – được gọi là "The Great Dying" – xảy ra khoảng 252 triệu năm trước, xóa sổ khoảng 95% loài trên đất liền và dưới biển. Tiếp theo là sự xuất hiện của những sinh vật mới tiến hóa từ những sinh vật sống sót, bao gồm cả loài bò sát tiến hóa từ sống trên đất liền sang sống dưới biển.

Trong số này, Sauropterygians là một nhóm động vật đã tuyệt chủng, gồm nhiều loài bò sát biển cổ đại tồn tại khoảng 180 triệu năm trong thời đại Mesozoi (251 đến 66 triệu năm trước). Nothosaurs là một loại Sauropterygian sống trên Trái đất trong thời kỳ Triassic, thời kỳ đầu tiên của thời đại khủng long, cách đây 251 triệu đến 200 triệu năm.

Nhưng chỉ đến khi nghiên cứu trên tạp chí Current Biology được công bố hôm 17/6, người ta mới biết đến quá trình tiến hóa ban đầu của chúng.

 Tranh minh họa loài nothosaur. Ảnh: Stavros Kundromichalis

Tranh minh họa loài nothosaur. Ảnh: Stavros Kundromichalis

Theo nhà cổ sinh vật học Benjamin Kear tại Đại học Uppsala, tác giả chính của nghiên cứu, hóa thạch của những loài động vật này thường được tìm thấy ở châu Âu, cũng như phía tây nam Trung Quốc và Trung Đông.

"Nhưng thật bất ngờ khi tìm thấy một hóa thạch ở đầu bên kia Trái đất", Kear nói. Ông đặt câu hỏi làm thế nào những loài động vật này có thể di chuyển từ bên này sang bên kia Trái đất, vì phía bên kia được bao quanh bởi một đại dương khổng lồ tên là Panthalassa, trải dài từ cực này sang cực khác.

"Điều này chưa bao giờ được giải thích, chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Đột nhiên, chúng tôi tìm thấy nothosaur ở cực nam New Zealand và vì vậy, điều này như đảo lộn mọi thứ", Kear nói.

Kear cho biết độ tuổi của hóa thạch "thực sự thú vị" vì nó cho thấy rằng "về cơ bản các loài này đã thích nghi với cuộc sống ở biển từ 246 triệu năm trước, rất gần với buổi bình minh của khủng long, sau đó… đột nhiên lan rộng ra toàn cầu".

Nghiên cứu cho thấy những loài bò sát biển cổ đại này đã di chuyển vòng quanh các cực của Trái đất, bơi khắp siêu lục địa như một đường cao tốc ven biển liên tục.

Nothosaur có thân hình mảnh khảnh, cổ dài, chân tay dài và có đuôi. Chúng có thể bơi bằng tứ chi của mình. Nhưng theo thời gian, loài Sauropterygian sau này đã phát triển những "mái chèo" tốt hơn.

Ngọc Ánh (theo CNN)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hoa-thach-bo-sat-co-dai-tiet-lo-moi-ve-qua-trinh-tien-hoa-ban-dau-o-bien-post300089.html