Đau thần kinh tọa và những điều cần biết
Đau thần kinh tọa gây ra các cơn đau nhức dọc cột sống lưng, lan dần xuống mông, đùi, gót chân. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày, bệnh còn làm suy giảm sức lao động, mất tự chủ đại tiểu tiện hay thậm chí là teo cơ, tàn phế. Vì vậy, việc chủ động phòng, điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng trên.
Vậy đau thần kinh tọa là gì? Uống thuốc gì nhanh khỏi? Trong bài viết này, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và tư vấn bài thuốc nam chữa bệnh hiệu quả.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, chạy dọc từ hông xuyên qua các lỗ trống ở đốt sống cụt xuống tới gót chân. Đau dây thần kinh tọa là một dạng của hội chứng rễ. Bệnh xảy ra khi lỗ trống đốt sống bị thu hẹp, các dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương, gây ra các cơn đau dai dẳng lan truyền từ lưng xuống chân.
Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa cần thận trọng
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, trong đó, theo lương y Đỗ Minh Tuấn có thể chia ra thành 2 nhóm chính như sau:
- Sinh lý: Tuổi tác, mang thai, béo phì, do tính chất công việc thường phải ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, ...
- Bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, trượt đốt sống, chấn thương cột sống, hẹp ống sống, …
Những triệu chứng đau thần kinh tọa người bệnh thường gặp, gồm:
- Xuất hiện các cơn đau từ phần thắt lưng lan xuống vùng mông, đùi, kheo, cẳng chân, bàn chân
- Cảm thấy bỏng rát tại vị trí chi phối của dây thần kinh tọa, đi kèm cảm giác kim châm, kiến bò, tề bì chân.
– Cơn đau tăng lên khi đi lại, ho, hắt hơi hay thay đổi thời tiết
– Dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất tập trung, sút cân…
Lương y Tuấn giải đáp 6 câu hỏi thường gặp về đau thần kinh tọa
1. Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Câu trả lời là Có, tuy nhiên chỉ nên đi bộ từ 20 - 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, đi trên đường bằng phẳng.
2. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời như: Mất khả năng vận động, liệt các chi, tàn phế suốt đời.
3. Đau thần kinh tọa nên ăn gì? Bổ sung các loại vitamin B6, B9, B12, vitamin C, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm có nhiều canxi như rau củ quả, trứng, đậu nành, sữa, tôm, cua…
4. Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì? Cần tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn quá mặn hay ngọt, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá.
5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, sức khỏe người bệnh và mức độ tổn thương. Nếu phát hiện sớm, khắc phục đúng phương pháp, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi với tỷ lệ lên tới 80 - 90%.
6. Bài tập đau thần kinh tọa nào tốt nhất? Người bệnh nên tập luyện một số tư thế như: Tư thế chim bồ câu, bài tập xoay đầu gối, động tác căng chân và xoay cột sống, tư thế kéo căng chân.
Chữa đau thần kinh tọa uống thuốc gì an toàn, hiệu quả cao?
Ngày nay, người bệnh có thể lựa chọn đa dạng nhiều cách chữa trị, trong đó phổ biến nhất là:
- Áp dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa tại nhà từ lá lốt, ngải cứu, cây cỏ xước…
- Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau (paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…), giãn cơ (Myonal, Mydocalm, Decontractyl…).
- Sử dụng các bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa
“Dễ thấy rằng, dù y học hiện đại phát triển mạnh mẽ thì y học cổ truyền (YHCT) với ưu điểm chữa bệnh toàn diện, an toàn, lành tính vẫn là xu hướng lựa chọn của nhiều người bệnh”, lương y Đỗ Minh Tuấn cho hay.
Theo quan điểm của YHCT, đau dây thần kinh tọa sinh ra do người bệnh trúng phong hàn ở kinh lạc gây huyết ứ, khí trệ, tạo sự viêm nhiễm, thoái hóa, hệ can thận suy giảm khiến cơ gân xương, cốt tủy không được nuôi dưỡng.