Đấu tranh đẫm máu để giữ đất, thổ dân Brazil lại lo sợ tổng thống mới

Thổ dân các vùng xa ở Brazil đang lo sợ về kế sinh nhai sau khi tổng thống mới Bolsonaro của nước này cố gắng mở rộng diện tích đất dành cho các tập đoàn nông nghiệp, khai khoáng.

"Để giành được quyền đất đai, 21 người trong chúng tôi đã chết”, Aldenir Lima (trong ảnh), lãnh đạo 70 cộng đồng trong khu vực bảo tồn xa xôi ở Brazil, nói với hãng tin Reuters. Người Macuxi ở đây đã trải qua cuộc chiến đẫm máu để đuổi các chủ trang trại trồng lúa người da trắng khỏi khu vực của họ. Tuy nhiên, sinh kế của họ đang bị đe dọa bởi chính sách mới của tổng thống cánh hữu mới nhậm chức của Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: Reuters.

"Để giành được quyền đất đai, 21 người trong chúng tôi đã chết”, Aldenir Lima (trong ảnh), lãnh đạo 70 cộng đồng trong khu vực bảo tồn xa xôi ở Brazil, nói với hãng tin Reuters. Người Macuxi ở đây đã trải qua cuộc chiến đẫm máu để đuổi các chủ trang trại trồng lúa người da trắng khỏi khu vực của họ. Tuy nhiên, sinh kế của họ đang bị đe dọa bởi chính sách mới của tổng thống cánh hữu mới nhậm chức của Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: Reuters.

Khu vực thảo nguyên trải dài 1,7 triệu ha giáp biên giới Venezuela, có tên Raposa Serra do Sol, là nhà của 25.000 thổ dân lấy chăn nuôi gia súc làm kế sinh nhai chính. Nhưng mảnh đất này vẫn luôn bị các công ty trồng trọt và đào mỏ nhòm ngó, vì cho rằng đây là nơi giàu khoáng sản như vàng, kim cương, đồng, molypden, bôxit và thậm chí là niobi, kinh loại có thể gia cố sắt thép mà ông Bolsonaro coi là “chiến lược”. Ảnh: Reuters.

Khu vực thảo nguyên trải dài 1,7 triệu ha giáp biên giới Venezuela, có tên Raposa Serra do Sol, là nhà của 25.000 thổ dân lấy chăn nuôi gia súc làm kế sinh nhai chính. Nhưng mảnh đất này vẫn luôn bị các công ty trồng trọt và đào mỏ nhòm ngó, vì cho rằng đây là nơi giàu khoáng sản như vàng, kim cương, đồng, molypden, bôxit và thậm chí là niobi, kinh loại có thể gia cố sắt thép mà ông Bolsonaro coi là “chiến lược”. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi đã lấy lại những gì đã mất và ngày nay, các đàn gia súc của chúng tôi đã thay thế trang trại lúa của nông dân da trắng”, ông Lima nói. Nhưng điều đó sẽ thay đổi nếu ông Bolsonaro giữ lời hứa phân lại ranh giới khu bảo tồn, một phần trong nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm trồng trọt quy mô lớn và khai khoáng trên đất của thổ dân. Trong ảnh, người Macuxi đang thu hoạch ngô. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi đã lấy lại những gì đã mất và ngày nay, các đàn gia súc của chúng tôi đã thay thế trang trại lúa của nông dân da trắng”, ông Lima nói. Nhưng điều đó sẽ thay đổi nếu ông Bolsonaro giữ lời hứa phân lại ranh giới khu bảo tồn, một phần trong nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm trồng trọt quy mô lớn và khai khoáng trên đất của thổ dân. Trong ảnh, người Macuxi đang thu hoạch ngô. Ảnh: Reuters.

Ngay sau khi nhậm chức tháng 1, ông Bolsonaro đã giao các quyết định về đất thổ dân dưới quyền Bộ Nông nghiệp, vốn chịu ảnh hưởng của ngành nông nghiệp đang hào hứng mở rộng trồng trọt quy mô lớn sang các vùng đất mới. Trong ảnh, trẻ em Macuxi đang đá bóng (trái) và đứng trong nhà nhìn ra (phải). Ảnh: Reuters.

Ngay sau khi nhậm chức tháng 1, ông Bolsonaro đã giao các quyết định về đất thổ dân dưới quyền Bộ Nông nghiệp, vốn chịu ảnh hưởng của ngành nông nghiệp đang hào hứng mở rộng trồng trọt quy mô lớn sang các vùng đất mới. Trong ảnh, trẻ em Macuxi đang đá bóng (trái) và đứng trong nhà nhìn ra (phải). Ảnh: Reuters.

Tổng thống Brazil đã nhắc đích danh Raposa Serra do Sol. “Đây là vùng giàu nhất trên thế giới, và có những cách để khai thác có kiểm soát. Với người bản xứ, điều này sẽ cho họ một phần lợi nhuận và hòa nhập với xã hội”, ông nói tháng 12/2018. Trong ảnh là lớp học trong một trung tâm cộng đồng của thổ dân thuộc cộng đồng Surumu, từng bị đốt cháy năm 2009 trong một cuộc tấn công của các nông dân chống lại thổ dân. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Brazil đã nhắc đích danh Raposa Serra do Sol. “Đây là vùng giàu nhất trên thế giới, và có những cách để khai thác có kiểm soát. Với người bản xứ, điều này sẽ cho họ một phần lợi nhuận và hòa nhập với xã hội”, ông nói tháng 12/2018. Trong ảnh là lớp học trong một trung tâm cộng đồng của thổ dân thuộc cộng đồng Surumu, từng bị đốt cháy năm 2009 trong một cuộc tấn công của các nông dân chống lại thổ dân. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, người Macuxi lo sợ những kẻ đào vàng bất hợp pháp sẽ trở lại nơi sinh sống của họ, được tiếp sức bởi giọng điệu cổ súy của ông Bolsonaro và các động thái tước đi quyền của thổ dân. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, người Macuxi lo sợ những kẻ đào vàng bất hợp pháp sẽ trở lại nơi sinh sống của họ, được tiếp sức bởi giọng điệu cổ súy của ông Bolsonaro và các động thái tước đi quyền của thổ dân. Ảnh: Reuters.

“Tôi yêu cầu Tổng thống Bolsonaro tôn trọng người bản xứ và quyền hiến định của chúng tôi”, lãnh đạo cộng đồng Tereza Pereira de Souza (trái, đeo vòng vàng quanh đầu) nói với Reuters. Ảnh: Reuters.

“Tôi yêu cầu Tổng thống Bolsonaro tôn trọng người bản xứ và quyền hiến định của chúng tôi”, lãnh đạo cộng đồng Tereza Pereira de Souza (trái, đeo vòng vàng quanh đầu) nói với Reuters. Ảnh: Reuters.

900.000 thổ dân Brazil chiếm 1% dân số và sống trong các khu bảo tồn chiếm 13% diện tích cả nước. Ông Bolsonaro nói họ sống trong cảnh khốn cùng và cần được hòa nhập vào xã hội thay vì sống tách biệt như “động vật trong sở thú”. Trong ảnh là nơi họp cộng đồng được gọi là “maloca”. Ảnh: Reuters.

900.000 thổ dân Brazil chiếm 1% dân số và sống trong các khu bảo tồn chiếm 13% diện tích cả nước. Ông Bolsonaro nói họ sống trong cảnh khốn cùng và cần được hòa nhập vào xã hội thay vì sống tách biệt như “động vật trong sở thú”. Trong ảnh là nơi họp cộng đồng được gọi là “maloca”. Ảnh: Reuters.

Nhưng ở Raposa Serra do Sol, Daniel Andrade đang mổ bò và cân các tảng thịt mới cắt, "không ai bị đói ở trong khu vực này", ông phản bác lời tổng thống. Mọi nỗ lực thay đổi các khu bảo tồn nhiều khả năng sẽ bị Tòa án Tối cao bác bỏ vì hiến pháp năm 1988 của Brazil bảo vệ quyền về đất đai của thổ dân. Ảnh: Reuters.

Nhưng ở Raposa Serra do Sol, Daniel Andrade đang mổ bò và cân các tảng thịt mới cắt, "không ai bị đói ở trong khu vực này", ông phản bác lời tổng thống. Mọi nỗ lực thay đổi các khu bảo tồn nhiều khả năng sẽ bị Tòa án Tối cao bác bỏ vì hiến pháp năm 1988 của Brazil bảo vệ quyền về đất đai của thổ dân. Ảnh: Reuters.

Các nhà nhân chủng học cảnh báo các kế hoạch của ông Bolsonaro sẽ phá hủy các truyền thống và ngôn ngữ của người Macuxi và bốn bộ lạc khác trong khu bảo tồn. “Thiên nhiên là cuộc sống, máu và linh hồn của chúng tôi, nuôi sống chúng tôi”, Martinho de Souza (trong ảnh), một pháp sư ở Macuxi. “Chúng tôi được sinh ra ở đây, sẽ sống và chết ở đây”. Trong ảnh, trẻ em Macuxi trong một điệu nhảy truyền thống ở cộng đồng Maturuca. Ảnh: Reuters.

Các nhà nhân chủng học cảnh báo các kế hoạch của ông Bolsonaro sẽ phá hủy các truyền thống và ngôn ngữ của người Macuxi và bốn bộ lạc khác trong khu bảo tồn. “Thiên nhiên là cuộc sống, máu và linh hồn của chúng tôi, nuôi sống chúng tôi”, Martinho de Souza (trong ảnh), một pháp sư ở Macuxi. “Chúng tôi được sinh ra ở đây, sẽ sống và chết ở đây”. Trong ảnh, trẻ em Macuxi trong một điệu nhảy truyền thống ở cộng đồng Maturuca. Ảnh: Reuters.

Ở làng của ông de Souza, có tên Tamandúa dựa theo một loài động vật có vú lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng, các thành viên trẻ của bộ lạc nói họ sẽ đấu tranh vì mảnh đất của mình. Trong đó có Tiago Nunes Pereira, 24 tuổi, đã cho thấy một vết sẹo ở chân do bị bắn năm 12 tuổi khi giao chiến với các nông dân. “Đau lắm, nhưng tôi không sợ chết. Chúng tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi trong cuộc đấu tranh, cho đến người cuối cùng”, Pereira nói với Reuters. Ảnh: Reuters.

Ở làng của ông de Souza, có tên Tamandúa dựa theo một loài động vật có vú lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng, các thành viên trẻ của bộ lạc nói họ sẽ đấu tranh vì mảnh đất của mình. Trong đó có Tiago Nunes Pereira, 24 tuổi, đã cho thấy một vết sẹo ở chân do bị bắn năm 12 tuổi khi giao chiến với các nông dân. “Đau lắm, nhưng tôi không sợ chết. Chúng tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi trong cuộc đấu tranh, cho đến người cuối cùng”, Pereira nói với Reuters. Ảnh: Reuters.

Trọng Thuấn (Theo Reuters)

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/dau-tranh-dam-mau-de-giu-dat-tho-dan-brazil-lai-lo-so-tong-thong-moi-post935547.html