Đầu xuân trẩy hội chùa Hào

Sáng 15/2 (tức mùng 6 tháng giêng) diễn ra lễ khai hội chùa Bạch Hào ở xã Thanh Xá. Đây là lễ hội lớn của huyện Thanh Hà với nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Thanh Hà thắp hương tại lễ khai hội chùa Bạch Hào

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Thanh Hà thắp hương tại lễ khai hội chùa Bạch Hào

Các cháu thiếu nhi biểu diễn văn nghệ tại lễ khai hội chùa Bạch Hào

Các cháu thiếu nhi biểu diễn văn nghệ tại lễ khai hội chùa Bạch Hào

Phần lễ gồm: lễ rước sắc, rước mâm quả, rước “long đình” của các dòng họ. Trong ảnh: Lãnh đạo xã Thanh Xá cùng sư trụ trì rước sắc ra nghè thờ 3 vị thành hoàng làng

Phần lễ gồm: lễ rước sắc, rước mâm quả, rước “long đình” của các dòng họ. Trong ảnh: Lãnh đạo xã Thanh Xá cùng sư trụ trì rước sắc ra nghè thờ 3 vị thành hoàng làng

Kiệu rước cỗ của các thôn được chuẩn bị chu đáo dâng lên vua Trần Nhân Tông, các vị cư sĩ và thành hoàng làng

Kiệu rước cỗ của các thôn được chuẩn bị chu đáo dâng lên vua Trần Nhân Tông, các vị cư sĩ và thành hoàng làng

Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi nổi với các nội dung: đua thuyền trên sông, vừa nấu cơm vừa té nước trên thuyền, bắt vịt trên sông. Phần đua thuyền có 4 đội tham gia. Thôn 4 giành giải nhất

Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi nổi với các nội dung: đua thuyền trên sông, vừa nấu cơm vừa té nước trên thuyền, bắt vịt trên sông. Phần đua thuyền có 4 đội tham gia. Thôn 4 giành giải nhất

Phần thi nấu cơm trên sông dành cho các đội về nhất, nhì, ba trong cuộc đua thuyền chải. Trong ảnh: Các đội bịt kín nồi cho cơm nhanh chín

Phần thi nấu cơm trên sông dành cho các đội về nhất, nhì, ba trong cuộc đua thuyền chải. Trong ảnh: Các đội bịt kín nồi cho cơm nhanh chín

Trong khi nấu cơm, thuyền sẽ bị đội bạn té nước, gây khó khăn nhưng ai cũng vui và cố giữ lửa nấu cơm

Trong khi nấu cơm, thuyền sẽ bị đội bạn té nước, gây khó khăn nhưng ai cũng vui và cố giữ lửa nấu cơm

Thành viên của một đội thi che chắn cẩn thận để không bị tắt lửa khi nấu cơm

Thành viên của một đội thi che chắn cẩn thận để không bị tắt lửa khi nấu cơm

Do hăng say té nước dập lửa đội bạn nên đội 1 và 3 bị lật thuyền, đội 4 chiến thắng

Do hăng say té nước dập lửa đội bạn nên đội 1 và 3 bị lật thuyền, đội 4 chiến thắng

Niêu cơm của đội 4 đã chín trong vòng 12 phút, trong khi các đội khác cơm vẫn còn nguyên hạt gạo

Niêu cơm của đội 4 đã chín trong vòng 12 phút, trong khi các đội khác cơm vẫn còn nguyên hạt gạo

Đại diện của địa phương chuẩn bị thả vịt để các đội thi bắt vịt trên sông

Đại diện của địa phương chuẩn bị thả vịt để các đội thi bắt vịt trên sông

Vịt được thả trên sông

Vịt được thả trên sông

Thôn 4 tiếp tục bắt được vịt

Thôn 4 tiếp tục bắt được vịt

Chùa Bạch Hào được xây dựng năm 1011, dưới thời vua Lý Thái Tổ. Lúc đầu, chùa xây cất đơn sơ bằng tre gỗ, đến khi vua Trần Nhân Tông xuất gia cửa Phật, về thăm và cho xây dựng lại chùa. Vì vậy, cùng với thờ Phật, chùa Bạch Hào còn thờ vua Trần Nhân Tông và 3 vị cư sĩ trong làng là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Nguyên và Lý Đình Khuê. Bên cạnh chùa còn ba ngai thờ 3 vị thành hoàng bằng đá xanh. Chùa hiện còn 5 gian tiền đường, 2 gian thượng điện, 3 gian nhà tổ. Năm 1991 và 2004, tháp chuông và ngôi tam bảo của chùa được xây dựng khang trang. Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật như 10 tấm bia đá, hàng chục bản khắc gỗ kinh Phật có giá trị cao về tư liệu và nghệ thuật điêu khắc gỗ, vườn tháp, đồ thờ tự... Đặc biệt, bệ đá hoa sen với những hoa văn hình rồng, cánh sen, 4 góc có hình chim thần Garuda đội tòa sen phía trên được chạm khắc tinh xảo.

Chùa Bạch Hào được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Lễ hội chùa Bạch Hào được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia năm 2015.

MINH NGUYÊN

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/dau-xuan-tray-hoi-chua-hao-373132.html