Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong công nhân lao động

Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, những năm qua, Đảng ủy khối Doanh nghiệp thành phố Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phát triển tổ chức Đảng, đảng viên là công nhân lao động; phát triển tổ chức Công đoàn và kết nạp đoàn viên trong doanh nghiệp.

Theo Đảng ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội, nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình hành động số 32-Ctr/TU, ngày 4/4/2008 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt trong khối; chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động.

Công tác vận động công nhân lao động, kết nạp đoàn viên, đảng viên, thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp được quan tâm, chú trọng.

Công tác vận động công nhân lao động, kết nạp đoàn viên, đảng viên, thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp được quan tâm, chú trọng.

Trên cơ sở đó, cấp ủy cơ sở triển khai, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và người lao động thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của các đơn vị. Chỉ đạo tổ chức Công đoàn triển khai, tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong thực hiện nghị quyết. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.

Các tổ chức Công đoàn tại các đơn vị trong khối thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ và chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển. Hằng năm, ban chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị công chức, viên chức, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Phát huy tốt vai trò đại diện người lao động tham gia đối thoại định kỳ theo quy định. Kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của người lao động để trao đổi, phản ánh với lãnh đạo đơn vị quan tâm giải quyết.

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, chăm lo, xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng suất lao động, đóng góp quan trọng trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Tích cực tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, công tác xã hội,... và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Từ đó, uy tín chính trị của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao cùng với thương hiệu của doanh nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, hội viên, người lao động được cải thiện, quan hệ lao động khá ổn định, không để xảy ra những vấn đề bức xúc lớn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và ổn định xã hội.

Người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước được khám bệnh và phát thuôc miễn phí.

Người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước được khám bệnh và phát thuôc miễn phí.

Kết quả, trong nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ khối Doanh nghiệp đã chỉ đạo tổ chức Công đoàn tuyên truyền, vận động và thành lập mới được 37 tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; kết nạp 539 đảng viên mới, trong đó có 3 chủ doanh nghiệp. Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, đã kết nạp được 2.033 đảng viên mới, bình quân mỗi năm kết nạp gần 500 đảng viên mới.

Có thể thấy, tổ chức Đảng được thành lập trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước thuộc nhiều loại hình, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đã từng bước phát huy được vị trí, vai trò của tổ chức Đảng trong việc phối hợp với hội đồng quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp động viên cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu xây dựng doanh nghiệp phát triển; vận động chủ doanh nghiệp chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuyên truyền, giáo dục đảng viên, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học, công nghệ, nâng cao tay nghề để làm tốt các công việc đảm nhiệm, tôn trọng kỷ cương kỷ luật lao động, xây dựng mối đoàn kết tương thân tương ái, hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

Các cấp ủy Đảng đề ra chủ trương, biện pháp nâng cao nền nếp, chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ; chấp hành các quy định của cấp ủy cấp trên; chăm lo làm tốt công tác giáo dục, phát triển đảng viên mới trong đội ngũ công nhân, người lao động, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên trong doanh nghiệp.

Công đoàn cơ sở phối hợp người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định.

L.T

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/day-manh-cong-tac-phat-trien-dang-vien-trong-cong-nhan-lao-dong-171935.html