Đẩy mạnh kiểm sát án tham nhũng, chức vụ, kinh tế

Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh đã chủ động phối hợp cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan điều tra, Tòa án trong giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đóng góp tích cực vào kết quả công tác đấu tranh chống tham nhũng. Nhiều vụ án được phát hiện, xử lý nghiêm minh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh đã chủ động phối hợp cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan điều tra, Tòa án trong giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đóng góp tích cực vào kết quả công tác đấu tranh chống tham nhũng. Nhiều vụ án được phát hiện, xử lý nghiêm minh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thủy họp bàn giải quyết án tham nhũng, chức vụ, kinh tế.

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thủy họp bàn giải quyết án tham nhũng, chức vụ, kinh tế.

Trung tuần tháng 10/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can là giám đốc, kế toán và thủ quỹ của Điện lực Cao Phong về hành vi "giả mạo trong công tác" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 2, Điều 359 và khoản 2, Điều 356, Bộ luật Hình sự. Theo đó, Trần Thanh Bình, Giám đốc Điện lực Cao Phong đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo "người có trách nhiệm” lập các tài liệu giả trong hồ sơ thi công công trình; trong đó Vũ Tiến Dũng là kế toán và Vương Thị Linh Ngọc là thủ quỹ đã ký chữ ký giả tại nhiều tài liệu; Trần Thanh Bình ký vào các tài liệu có chữ ký giả, các chứng từ lập khống với chức danh Giám đốc.

Sau khi Công ty Điện lực Hòa Bình cấp tiền sản xuất khác cho Điện lực Cao Phong bằng hình thức chuyển khoản, Trần Thanh Bình chỉ đạo Vũ Tiến Dũng viết séc để Bình ký, sau đó Vương Thị Linh Ngọc cầm séc tới ngân hàng rút tiền mặt. Toàn bộ số tiền sản xuất khác được cấp (từ năm 2019 đến hết tháng 6/2022) Bình chỉ đạo Ngọc cất giữ tại két sắt của đơn vị, không thực hiện chi trả cho người lao động, không thông báo cho người lao động, không được sự nhất trí của người lao động; gây thiệt hại cho người lao động Điện lực Cao Phong trên 865 triệu đồng. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Năm 2023, đối với tội phạm về tham nhũng, chức vụ đã khởi tố mới 19 vụ/80 bị can, tăng 14 vụ so với năm 2022, trong đó, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ khởi tố mới 9 vụ/32 bị can, tội nhận hối lộ khởi tố mới 3 vụ/17 bị can... Các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ đối tượng đều là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, mối quan hệ và có kinh nghiệm. Do đó, VKSND phải phối hợp với cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan nắm, giải quyết các vấn đề phong tỏa tài sản, thu hồi triệt để tài sản ngay trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đồng thời, cử kiểm sát viên (KSV) có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi trong giải quyết về án tham nhũng để kiểm sát giải quyết ngay từ giai đoạn đầu. Mặt khác, thường xuyên bám sát tiến trình giải quyết vụ việc cũng như kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, tình tiết phát sinh mới cho lãnh đạo nắm để có hướng chỉ đạo giải quyết hoặc thỉnh thị xin ý kiến cấp trên, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Đồng chí Ngô Bảo Ngọc, Viện trưởng VKSND tỉnh cho biết: Để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, thời gian tới, VKSND tỉnh tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin và trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục. Kịp thời đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh về tài sản; tham gia vào các hoạt động điều tra, bảo đảm các vụ án, bị can được khởi tố, điều tra đúng thẩm quyền. Hạn chế tối đa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do lỗi của KSV và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.

Nâng cao kỹ năng xét hỏi, tranh tụng của KSV tại phiên tòa, hạn chế thấp nhất trường hợp tòa án tuyên khác tội danh Viện kiểm sát đã truy tố hoặc tòa án tuyên bị cáo không phạm tội... Tích cực, chủ động tham gia 100% hoạt động khám xét, đối chất, trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra theo thẩm quyền, nhất là việc hỏi cung, lấy lời khai, phúc cung để xem xét, quyết định việc phê chuẩn, truy tố, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố có căn cứ, đúng pháp luật. Phối hợp Tòa án nhân dân tỉnh lựa chọn các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ phù hợp để thực hiện số hóa hồ sơ vụ án hình sự...

Đinh Thắng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/184651/day-manh-kiem-sat-an-tham-nhung,-chuc-vu,-kinh-te.htm