Dạy trẻ cách 'chọn bạn mà chơi'

Bài học về cách chọn bạn giúp trẻ rất nhiều trong giao tiếp, nền tảng giúp bé thành công trong cuộc sống sau này.

Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ về những đức tính cần tìm kiếm ở một người bạn.

Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ về những đức tính cần tìm kiếm ở một người bạn.

Vai trò của cha mẹ trong tình bạn của con

Hầu hết các cha mẹ đều muốn nuôi dạy con có tính tự lập và ý chí mạnh mẽ. Phụ huynh muốn dạy con đưa ra những quyết định thông minh cho bản thân và cảm thấy tự tin vào lựa chọn của mình. Ngoài việc rèn luyện các kỹ năng đưa ra quyết định tích cực, cha mẹ có thể nuôi dưỡng tính tự lập ngay từ khi con còn nhỏ bằng cách để trẻ lựa chọn.

Các chuyên gia cho rằng, phụ huynh hãy cho con mình những lựa chọn trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, để trẻ sớm thực hành việc đưa ra quyết định cho bản thân. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết nên bắt đầu từ đâu. Họ muốn tìm hiểu thêm về cách thức thực hiện và tác động của kỹ năng này đối với tương lai trẻ.

Phụ huynh có thể khuyến khích con mình tự đưa ra quyết định bằng cách tích hợp các lựa chọn vào thói quen hằng ngày của chúng. Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi trẻ: “Con muốn ăn gì cho bữa tối?” hoặc “Hãy chọn một việc mà con muốn làm hôm nay” vào cuối tuần.

Điều quan trọng là cung cấp cho trẻ các lựa chọn để được thúc đẩy quyền tự chủ trong khi vẫn duy trì các ranh giới thích hợp. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được trao quyền. Việc được tự lựa chọn khiến trẻ có trách nhiệm về những gì mình làm và cách bản thân hành động. Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng mà cha mẹ cần hướng dẫn trẻ là kỹ năng chọn bạn tốt.

Theo các chuyên gia, trẻ bắt đầu khám phá tình bạn là gì khi lên 4 và 5 tuổi. Trẻ ở tuổi này thường xây dựng kinh nghiệm với anh chị em họ, trẻ em hàng xóm, người quen và bạn cùng lớp.

Ở độ tuổi này, trẻ tập chơi song song bằng cách khám phá và tham gia những trò mà mình thích, tách biệt với những thứ khác bé đang làm. Theo thời gian, trẻ học cách làm việc với người khác như một khối thống nhất. Ở đây, trẻ phát triển sự đồng cảm và học cách thỏa hiệp.

Đến sáu tuổi, trẻ sẽ đi học về, kể cho cha mẹ nghe những câu chuyện về người bạn mới hoặc ai đã làm gì và tại sao. Tất nhiên, cha mẹ không thể nói cho con mình biết rằng, trẻ có thể kết bạn với ai. Tuy nhiên, nhiệm vụ của phụ huynh là cần đảm bảo rằng, trẻ biết cách chọn những người bạn tốt.

Quan điểm của một đứa trẻ về tình bạn phần lớn đến từ những gì bé nhìn thấy từ cha mẹ mình. Mối quan hệ của phụ huynh với những người bạn thân nhất sẽ cho con thấy rằng, một người bạn tốt thực sự sẽ như thế nào. Đồng thời, trẻ cũng học được về cách giao tiếp, chia sẻ và động viên. Bạn bè chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn bè có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của mỗi người. Ví dụ, tình bạn có thể tác động đến những lựa chọn thời trang và giải trí mà phụ huynh đưa ra, như mặc gì hoặc xem phim gì. Bạn bè cũng có thể ảnh hưởng đến thành công trong học tập, hạnh phúc và sức khỏe. Bạn thân đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn con mình cách tìm và trở thành một người bạn tốt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn bè có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của mỗi người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn bè có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của mỗi người.

Khuyến khích các cuộc trò chuyện

Khi nói về bạn bè và ảnh hưởng của họ trong cuộc sống, cha mẹ cần bắt đầu cuộc trò chuyện với con càng sớm càng tốt. Nói chuyện với trẻ về những đức tính cần tìm kiếm ở một người bạn, chẳng hạn như lòng trung thành và sự trung thực. Nói với trẻ về những điều không tốt ở một người bạn mà trẻ cần tránh. Không phải tất cả các kỹ năng này đều phù hợp để chia sẻ với trẻ. Song, cha mẹ cần nhận thức được thời điểm thích hợp để hướng dẫn con.

Phim và sách về tình bạn là nguồn tài liệu tuyệt vời có thể giúp cha mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện. Nêu bật những phẩm chất nhất định mà phụ huynh muốn con mình khám phá, khuyến khích đặt câu hỏi và lắng nghe những gì trẻ đang muốn nói. Hãy chỉ cho trẻ những điều cần chú ý. Trẻ cũng cần biết cách trở thành một người bạn tốt với người khác. Đó là điều vô cùng quan trọng.

Phụ huynh cũng hãy đưa ra gợi ý về cách bạn bè cư xử với nhau. Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia cùng mọi người khi chơi nhóm. Dạy con về những hành vi xấu, áp lực từ bạn bè và cách giải quyết vấn đề.

Tiếp tục cuộc trò chuyện khi con lớn

Một trong những thách thức mà cha mẹ phải đối mặt khi dạy con cách chọn bạn là thời gian. Trẻ lớn rất nhanh và trước khi phụ huynh nhận ra điều đó, con sẽ không còn sẵn lòng nói chuyện nhiều với cha mẹ nữa.

Cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và trẻ cần phát triển hơn, khi con trưởng thành và trở nên độc lập. Chìa khóa ở đây là thời điểm: Khi nào cha mẹ can thiệp mà không chà đạp lên sự tự do của con?

Thực tế, việc nói chuyện với một đứa trẻ lớn về cách chọn bạn tốt thường phức tạp hơn là trao đổi đứa trẻ tám tuổi. Làm thế nào để xử lý những lựa chọn của trẻ với tư cách là cha mẹ thậm chí còn khó hơn. Phụ huynh cần giải thích cho trẻ sự nguy hiểm của mạng xã hội và rằng, không phải tất cả bạn bè mà con gặp trên mạng đều là người tốt.

Trong trường hợp phụ huynh nghi ngờ con mình có thể gặp nguy hiểm, hãy kiểm tra lý lịch người mà trẻ kết bạn. Nhờ đó, loại bỏ những nguy cơ từ kẻ xấu. Tuy nhiên, cha mẹ cần giải thích cho con lý do của hành động đó.

Hãy luôn nhớ rằng, trẻ sẽ mắc sai lầm và có những lựa chọn khiến cha mẹ không hài lòng. Điều tốt nhất phụ huynh nên làm là hướng dẫn con. Đồng thời, đặt ra các giới hạn và quy trách nhiệm cho trẻ.

Quan điểm của một đứa trẻ về tình bạn phần lớn đến từ những gì bé nhìn thấy từ cha mẹ mình.

Quan điểm của một đứa trẻ về tình bạn phần lớn đến từ những gì bé nhìn thấy từ cha mẹ mình.

Lợi ích khi trẻ có nhiều bạn tốt

Những người bạn tốt của trẻ có thể ở cùng lớp, trong một đội bóng đá, sống cùng phố hoặc đơn giản là bằng tuổi nhau. Có một sợi chỉ chung gắn kết mọi người với nhau, nhưng trên hết, tình bạn đòi hỏi sự sâu sắc hơn. Tình bạn lâu dài được xây dựng dựa trên việc tìm thấy nhiều sở thích chung và tận hưởng khoảng thời gian chất lượng cùng nhau.

Phụ huynh cần biết rằng, điểm chung giữa con mình và bạn bè là những điều sẽ thu hút chúng lại với nhau. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những sở thích chung như tạo ra các dự án khoa học, làm sổ lưu niệm, sáng tác bài hát và thói quen khiêu vũ, chơi bóng rổ, chế tạo đồ trang sức hoặc đi xe đạp sẽ là những điều khiến trẻ luôn gắn bó.

Cha mẹ hãy giúp con và bạn bè của trẻ khám phá sở thích cá nhân và tìm ra những điểm chung mà chúng thích làm cùng nhau. Đồng thời, hãy giúp trẻ nuôi dưỡng sở thích bằng cách hỗ trợ và khuyến khích các bé tham gia nhiều hoạt động.

Trẻ em sẽ có thể có bạn bè chung một sở thích cá nhân. Ví dụ, Julie và Sarah thích tham gia các lớp học khiêu vũ và cùng nhau tạo nên thói quen riêng. Tuy nhiên, Sarah cũng thích chơi với người hàng xóm Emily và cùng nhau làm đồ thủ công. Bạn bè không nhất thiết phải có mọi sở thích chung với trẻ. Thực tế, mỗi người bạn của trẻ sẽ có thể có một sở thích hoặc tính cách bổ sung cho nhau.

Bạn bè tốt sẵn sàng hỗ trợ nhau

Bạn bè luôn hỗ trợ lẫn nhau khi buồn, khó chịu, tổn thương, sợ hãi, vui vẻ, phấn khích và cùng nhau ăn mừng thành tích. Một người bạn tốt sẽ đưa ra sự hỗ trợ, động viên, có lòng tốt và tất nhiên, còn là người cổ vũ. Bởi, một người bạn tốt thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ.

Khi bạn của trẻ đang gặp khó khăn hoặc có điều gì đó thú vị xảy ra, cha mẹ hãy khuyến khích con mình ăn mừng thành công hoặc giúp đỡ nhiều nhất có thể trong khả năng. Quan trọng là phụ huynh cần giúp con vượt qua sự ghen tị trong bất kỳ chiến thắng lớn nào mà người bạn kia có được. Thay vào đó, trẻ nên vui mừng vì thành công của bạn mình. Trong trường hợp đó, mẹ có thể làm gương bằng cách gọi điện chúc mừng phụ huynh bạn của con mình.

Xây dựng tình bạn dựa trên sự tin tưởng

Tình bạn trường tồn theo thời gian được xây dựng trên lòng trung thành, lòng tốt và sự trung thực. Điều này có nghĩa là trong mọi trường hợp, bạn bè không nên nói xấu nhau.

Các em có thể tâm sự với cha mẹ về điều gì đó mà mình cảm thấy khó chịu hoặc cần được giúp đỡ để hiểu. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, các bè phái bắt đầu hình thành và trẻ có thể cảm thấy áp lực từ bạn bè. Cha mẹ cần dạy con rằng, việc nói xấu về bạn bè là điều không nên. Trẻ cần hiểu rằng, hành động nói xấu bạn sẽ gây tổn thương cho người khác.

Theo Playgroundprofessional; Psychologytoday

Kim Dung

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/day-tre-cach-chon-ban-ma-choi-post687866.html