Dạy trẻ làm chủ cảm xúc
Giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình, qua những từ ngữ diễn tả cảm xúc như: tức giận, sợ hãi, buồn bã, vui vẻ và ghê tởm là điều cần thiết để trẻ nhận biết chúng, học cách gọi tên chúng và dần dần bắt đầu vượt qua chúng.
Trước 4 – 5 tuổi, trẻ rất khó kiềm chế cảm xúc. Không cần phải đe dọa hoặc trừng phạt trẻ vì những cảm xúc thô sơ này. Nếu đứa trẻ ở một mình trong nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận, trong bộ não mỏng manh của chúng tiết ra các phân tử căng thẳng rất độc hại và ngăn cản bộ não phát triển.
Vai trò của người lớn trong việc hỗ trợ trẻ thể hiện cảm xúc
Ở vấn đề này, vai trò của người lớn là quan trọng, vì một đứa trẻ không tự nhiên biết cách kiểm soát cảm xúc. Cảm xúc không nhất thiết phải được xác định là tốt hay xấu mà là một phản ứng sinh học đối với một sự kiện bên ngoài mà đứa trẻ trải qua. Do đó, cảm xúc là tín hiệu cần thiết để xem xét tình trạng của trẻ. Hãy lắng nghe cảm xúc của trẻ bằng sự ân cần sẽ mang lại hạnh phúc tuyệt vời cho đứa trẻ vì trẻ cảm thấy mình được công nhận.
Thái độ phù hợp của người lớn với trẻ em là:
- Nói về cảm xúc của trẻ (ví dụ: con buồn, con sợ…);
- Xoa dịu đứa trẻ bằng một giọng điệu ấm áp, một thái độ thấu hiểu và trìu mến.
Khi đứa trẻ cảm thấy an toàn và tự tin, cơ thể chúng sẽ tiết ra oxytocin, hormone của sự thoải mái và hạnh phúc.
Năng lực cảm xúc
Năng lực cảm xúc là một quá trình phát triển bao gồm 3 năng lực có liên quan với nhau:
- Biểu lộ cảm xúc
- Hiểu cảm xúc
- Quản lý cảm xúc
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong các tình huống xã hội và trong các giao tiếp không lời (cười, khóc, ôm, hờn dỗi).
Khi quá trình nhận thức phát triển và khi bộ não trưởng thành, trẻ có thể nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Sự hiểu biết về cảm xúc này cho phép trẻ em kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình để đối phó với các tình huống xung đột hoặc phức tạp.
So với những trẻ có vấn đề về phát triển cảm xúc, trẻ có trí tuệ cảm xúc phát triển có khả năng đồng cảm và quan tâm đến người khác hơn, thể hiện cảm xúc phù hợp hơn. Tất cả các kỹ năng xã hội này hỗ trợ thành công trong học tập trong những năm đầu tiên ở trường và các mối quan hệ tích cực giữa trẻ và bạn bè và người lớn.
Những cảm xúc mơ hồ
Đó là cảm xúc xuất hiện từng đợt. Những cảm xúc chính (sợ hãi, tức giận, buồn bã, ghê tởm, vui sướng,...) liên quan đến năm đầu tiên của cuộc đời, trong khi những cảm xúc thứ cấp (bối rối, tội lỗi, xấu hổ,...) thường xuất hiện vào cuối năm thứ hai.
Sự thể hiện về mặt tinh thần mà trẻ có được về bản thân chúng được thu nhận vào khoảng 2 tuổi và các chuẩn mực, quy tắc và mục tiêu được những người xung quanh truyền đạt sẽ mở đường cho những cảm xúc nội tâm, chẳng hạn như sự bối rối.
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trong thời thơ ấu. Những đứa trẻ từng trải qua những trải nghiệm xã hội tiêu cực, chẳng hạn như bị ngược đãi hoặc bất an, tỏ ra cảnh giác khi bị đe dọa, vì vậy dần dần khi lớn lên chúng có những hành vi lo lắng, hung hăng và sợ hãi để bảo vệ mình.
Làm gì hỗ trợ phát triển năng lực cảm xúc của trẻ?
Để hỗ trợ phát triển năng lực cảm xúc của trẻ, các chuyên gia khuyến khích, cha mẹ nên bắt chước các biểu hiện cảm xúc khác nhau của trẻ. Trong quá trình giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình, cha mẹ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như búp bê, con rối, hay bất kỳ phương tiện nào làm công cụ giao tiếp để giúp trẻ nhận ra cảm xúc thực của mình.
Bắt chước những cảm xúc này để giúp dạy trẻ cách xác định từng cảm xúc. Giúp trẻ dễ dàng xây dựng các mối quan hệ tích cực và lành mạnh.
Nguồn Trẻ em Việt Nam: https://treemvietnam.net.vn/day-tre-lam-chu-cam-xuc-d1641.html