ĐBSCL và những thách thức mới

Sáng ngày 31/7 tại Đồng Tháp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức 'Hội thảo khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững'.

ĐBSCL đang đứng trước những những thách thức to lớn về kinh tế-xã hội- môi trường. Ảnh Hồng Lĩnh

ĐBSCL đang đứng trước những những thách thức to lớn về kinh tế-xã hội- môi trường. Ảnh Hồng Lĩnh

Phát biều tại hội nghị, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ: Là một trong ba đồng bằng lớn trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, ĐBSCL hiện đang đứng trước những những thách thức to lớn về kinh tế-xã hội- môi trường. Riêng về môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) và biến động nước xuyên biên giới từ phía thượng nguồn sông Mekong (làm suy giảm nguồn nước và phù sa) cũng như những vấn đề phát triển nội tại ở chính đồng bằng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, lạm dụng các loại nông dược trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), các hoạt động khai thác cát và nước ngầm quá mức v.v. đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái, đời sống, và sinh kế của hàng triệu người dân ĐBSCL.

Theo khảo sát do VCCI triển khai trong năm 2023 cho thấy có tới 72,4% doanh nghiệp ĐBSCL đang chịu tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu; đây là con số cao nhất trong các khu vực trên cả nước. ĐBSCL cũng đứng trước những cơ hội phát triển mới, với Nghị quyết số 120/NQ - CP năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành, với quan điểm phát triển “thuận thiên”, “chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Ô nhiễm môi trường, các hoạt động khai thác cát và nước ngầm quá mức... đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái, đời sống, và sinh kế của hàng triệu người dân ĐBSCL. Ảnh Hồng LĩnhÔ nhiễm các dòng sông, suối trong đất liền và trên biển đảo ở ĐBSCL cũng là bài toán cần giải quyết cấp bách. Ảnh Hồng Lĩnh

Ô nhiễm môi trường, các hoạt động khai thác cát và nước ngầm quá mức... đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái, đời sống, và sinh kế của hàng triệu người dân ĐBSCL. Ảnh Hồng LĩnhÔ nhiễm các dòng sông, suối trong đất liền và trên biển đảo ở ĐBSCL cũng là bài toán cần giải quyết cấp bách. Ảnh Hồng Lĩnh

Như vậy, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu, việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường trở thành yêu cầu cấp thiết. Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL cũng không nằm ngoài xu hướng này. Do đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh đồng thời với bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh không chỉ là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một nền kinh tế bền vững và thịnh vượng. Một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đổi mới và cạnh tranh lành mạnh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.

Trong khi đó, ngoài vấn đề ô nhiễm, các nguồn lợi từ biển cũng đang dần cạn kiệt. Ảnh Hồng Lĩnh

Trong khi đó, ngoài vấn đề ô nhiễm, các nguồn lợi từ biển cũng đang dần cạn kiệt. Ảnh Hồng Lĩnh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn giúp các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nguồn lực đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Một góc ĐBSCL nhìn từ trên cao. Ảnh Hồng Lĩnh

Một góc ĐBSCL nhìn từ trên cao. Ảnh Hồng Lĩnh

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào một số nội dung chính như: Môi trường kinh doanh khu vực ĐBSCL và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường của khu vực; Xây dựng khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái để nắm bắt cơ hội thu hút các nhà đầu tư tiềm năng cùng với các dự án công nghệ cao và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế-xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới; Chia sẻ kinh nghiệm tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững tại của các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL và chia sẻ thực tiễn tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh và liên kết vùng từ các khu vực khác trên cả nước…

Hồng Lĩnh - Trí Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dbscl-va-nhung-thach-thuc-moi.html