Đế chế gia đình thường hay xuất hiện đấu tranh hưởng quyền thừa kế

Nhiều lão làng đứng đầu doanh nghiệp lo ngại rằng việc chỉ định người thừa kế sẽ làm suy yếu quyền lực mà họ nắm giữ hoặc đem lại điềm xấu.

Stanley Ho mất vào ngày 26/5 vừa qua, hưởng thọ 98 tuổi, để lại 14 người con và khối tài sản trị giá hơn 6 tỷ USD. Ảnh: Reuters

Theo dự đoán của Sheldon Adelson - ông trùm sòng bạc người Mỹ thì Macao sẽ trở thành “Las Vegas của miền Viễn Đông”. Trong năm 2019, lợi nhuận hàng năm từ các sòng bạc trên lãnh thổ Trung Quốc là 30 tỷ USD, cao gấp năm lần so với Las Vegas.

Bất chấp doanh thu sụt giảm trong năm nay với những sảnh khách vắng người do Covid-19, sự tăng trưởng của Macao cho thấy họ đã sẵn sàng để phục hồi.

Macao nợ Stanley Ho (Hà Hồng Sân) rất nhiều, ông là hậu duệ làm say lòng người của một gia tộc lừng lẫy tại Hong Kong.

Nhờ vào giấy phép kinh doanh độc quyền ngành cờ bạc ông giành được từ chính phủ Bồ Đào Nha tiền nhiệm tại Macau năm 1961 và duy trì đến 2002, STDM - công ty cổ phần chính của gia đình ông, đã phát triển thành đế chế cờ bạc lớn nhất châu Á.

Stanley Ho mất vào ngày 26/5 vừa qua, hưởng thọ 98 tuổi, để lại 14 người con và khối tài sản trị giá hơn 6 tỷ USD. Cách đây 10 năm, người vợ út của ông đã khởi phát một cuộc chiến công khai đầy quyết liệt với vợ hai và vợ ba để giành quyền kiểm soát công ty SJM Holdings - nhánh kinh doanh đại chúng của tập đoàn.

Những người con lớn của ông đã tham gia vào những cuộc tranh chấp gay gắt, cuối cùng kết thúc bằng một thỏa thuận hòa giải.

Nhiều công ty châu Á cũng đối mặt với những vấn đề thừa kế phức tạp tương tự như vậy. Các công ty gia đình chiếm hơn một nửa số doanh nghiệp lớn tại châu Á.

Những doanh nhân lão thành khác đã ra đi gần đây gồm có ông Eka Tjipta Widjaja của tập đoàn Sinar Mas ở Indonesia, ông Henry Sy của tập đoàn SM ở Philippines và ông Shin Kyuk-ho của tập đoàn Lotte ở Hàn Quốc.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng có những nhà lãnh đạo lớn tuổi. Các chuyên gia đã nhìn thấy trước một làn sóng hỗn loạn ở tương lai.

Nhiều lão làng đứng đầu doanh nghiệp lo ngại rằng việc chỉ định người thừa kế sẽ làm suy yếu quyền lực mà họ nắm giữ hoặc đem lại điềm xấu. Bởi vì các đế chế kinh doanh châu Á thiên về hướng còn khá non trẻ, nên có sự thiếu hụt về cấu trúc thể chế so với các đế chế của Mỹ hay châu Âu.

Một vấn đề sâu sắc hơn là mô hình quản lý dựa trên quan hệ của họ. Các ông chủ bồi dưỡng mối quan hệ cá nhân với các chính trị gia và nhà tài phiệt, điều không dễ dàng chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.

Ông Joseph Fan của Đại học Trung Hoa tại Hong Kong đã phát hiện ra rằng các công ty gia đình ở Hong Kong, Singapore và Đài Loan đánh mất 60% giá trị trong các quá trình chuyển giao thế hệ.

Một số ông chủ lớn tuổi của châu Á muốn tránh khỏi số phận này. Trước khi nghỉ hưu cách đây hai năm, Lý Gia Thành - tỷ phú lão thành 91 tuổi của doanh nghiệp Hong Kong đã đơn giản hóa mạng lưới kinh doanh của ông.

Ông đã trao cho một trong những người con trai của ông toàn bộ quyền kiểm soát công ty CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings - hai công ty nắm giữ gần như toàn bộ đế chế của ông.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/de-che-gia-dinh-thuong-hay-xuat-hien-dau-tranh-huong-quyen-thua-ke-post83932.html