Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2020)

Thực hiện Hướng dẫn số 124-HD/BTGTW, ngày 17/3/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 211-KH/TU, ngày 20/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn việc tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) như sau:

I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCHMẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Thân thế và thuở thiếu thời của Chủtịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đihọc lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc)sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xãChung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sócđầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, NguyễnSinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu quađời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành,tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trườngPháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thànhtheo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làmgiáo viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.

2. Quá trình hoạt động cách mạng

2.1. Giai đoạn1911 - 1920

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làngquê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mấtnhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lậptự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là VănBa, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng điMác xây (Pháp).

Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi,châu Mỹ. Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động, cuối năm1917 Người mới trở lại nước Pháp.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng6/1919 thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu sách gồm08 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc họp ởVéc-xây (Pháp), đòi chính phủ cácnước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳngcủa dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấnđề dân tộc và thuộc địa.

Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp.Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộngsản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

2.2. Giai đoạn 1921 - 1930

Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạtđộng: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I vàlần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủnhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ...

Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và đến thành phốXanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.

Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạtđộng trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cáchmạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốctế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sáchbáo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp;học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộngsản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (TrungQuốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trựctiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (1925), tờ báo cách mạngđầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩnbị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn ÁiQuốc được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm1927.

Hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó điĐức (tháng 11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hôịđồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ,sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở lạiTrung Quốc vào cuối năm 1929.

Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng,Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộngsản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.3. Giai đoạn 1930 - 1945

Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng NguyễnÁi Quốc vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Tháng 6/1931,Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932, Người được trảtự do, sau đó đến Liên Xô học tại trường Quốc tế Lênin.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việctại Bộ chỉ huy Bát lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị vềnước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở vềnước (tại cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).

Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốcchủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại KhuôỉNặm (Pắc Bó, Cao Bằng). Hội nghị đã xác định đường lối đấu tranhgiải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam Độc lập, tổchức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trậnViệt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang TrungQuốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xíttrên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của TưởngGiới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây (TrungQuốc). Trong thời gian bị giam giữ, Người viết cuốn Nhật ký trong tù. Tháng9/1943, Người được thả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944,Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Namtuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (TuyênQuang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đạihội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷban giải phóng dân tộc Việt Nam(tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dânkhởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyênngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hôịchủ nghĩa Việt Nam).

2.4. Giai đoạn 1945 - 1954

Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhândân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong,giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”;tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dânchủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịchnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập doHồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụthành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từtháng 11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịchBan Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ViệtNam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lâỹnăm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.5. Giai đoạn 1954 - 1969

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giảiphóng. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ,sau 2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đếquốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra,nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quânsự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dântộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống xâm lược mới. Trước bối cảnh đó, Trungương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồngthời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước.

Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X(khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làmChủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bâùNgười làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hôịchủ nghĩa Việt Nam.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề rađường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộccải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và khôngngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thếgiới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các ĐảngCộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùnglớn lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự rađi của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân tộcViệt Namvà tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệpcách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình,tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đâỳgian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹpđẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi làtấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.

Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với nonsông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

(Còn nữa)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ie-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-130-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-1951890-1952020-20200505091425123p12c16.htm