Đề khảo sát Ngữ văn 12: Suy nghĩ về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay

Câu nghị luận xã hội đề khảo sát môn Ngữ văn 12 một trường trung học phổ thông tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay.

Phan Thế Hoài

Phan Thế Hoài

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ tự do.

Câu 2. Chủ thể trực tiếp: anh.

Câu 3. Học sinh chỉ ra được một trong những biện pháp tu từ: nhân hóa (biển ồn ào); đối (ồn ào-dịu êm); so sánh (Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía); điệp ngữ (biển-biển, em-em).

Tác dụng: Học sinh nói được đại ý, sự hòa hợp giữa giữa tình yêu Tổ quốc và tình yêu đôi lứa của người lính biển (hoặc có cách trả lời tương đương). Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm.

Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Ca ngợi sự gắn bó giữa tình yêu Tổ quốc và tình yêu lứa đôi của người lính biển (hoặc có cách trả lời tương đương).

Câu 5. Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách xử lí của bản thân trước tình huống đặt ra, miễn sao có sức thuyết phục. Sau đây là gợi ý:

- Thể hiện sự lưu luyến, nhớ thương và niềm tự hào khi có người yêu là lính biển.

- Khẳng định sẽ thường xuyên viết thư, nhắn tin, gọi điện thăm hỏi.

- Động viên người yêu yên tâm công tác.

II. VIẾT

Viết bài văn nêu suy nghĩ về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay.

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn để của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giải thích vấn đề nghị luận

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của toàn dân, trong đó, thanh niên là lực lượng vô cùng quan trọng.

+ Thế hệ trẻ hiện nay phải nhận thức về vai trò và giá trị sâu sắc, ý nghĩa thiêng liêng của biển đảo Việt Nam, phải trang bị kiến thức về lịch sử, địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Mỗi người phải hiểu luật pháp về biển đảo.

+ Hưởng ứng, tích cực tham gia các hoạt động, diễn đàn hợp pháp về chủ quyền biển đảo.

+ Lên án, phê phán mạnh mẽ, quyết liệt những kẻ chống phá đất nước, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biển đảo nước ta,…

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học nhận thức cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo

Thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Phan Thế Hoài

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/de-khao-sat-ngu-van-12-suy-nghi-ve-van-de-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-cua-nuoc-ta-hien-nay-179240804181031599.htm