Đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Sáng 10/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã làm việc với đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Các đại biểu dự, làm việc với đoàn chuyên gia UNESCO về thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Các đại biểu dự, làm việc với đoàn chuyên gia UNESCO về thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tham dự có lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, đại diện lãnh đạo Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và đoàn chuyên gia tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc-UNESCO.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết: Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021. Trong quá trình xây dựng và hoạt động luôn nỗ lực thực hiện theo tôn chỉ mục đích và các tiêu chí của UNESCO đối với Công viên địa chất.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự buổi làm việc với đoàn chuyên gia.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự buổi làm việc với đoàn chuyên gia.

Đến nay, mặc dù đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng tỉnh luôn nỗ lực cố gắng, tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển Công viên địa chất, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO, hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nhất là nhóm mục tiêu đầu tư cho con người, môi trường và khí hậu, thịnh vượng và hợp tác, sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm.

Đoàn chuyên gia UNESCO dự chương trình thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Đoàn chuyên gia UNESCO dự chương trình thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh Lạng Sơn cam kết sẽ luôn tích cực quan tâm chỉ đạo, đầu tư xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn bảo đảm theo tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, sớm tham gia vào mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Tỉnh luôn tin tưởng rằng với sự đồng lòng nỗ lực cố gắng của mình, sự chia sẻ kinh nghiệm và những ý kiến đánh giá quý báu của các chuyên gia UNESCO, sự ủng hộ và tư vấn giúp đỡ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tỉnh sẽ thành công trong việc xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn hướng tới được công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO trong năm 2025.

Giáo sư, Tiến sĩ Tuncer Demir và Tiến sĩ Kristin Rangnes, Chuyên gia thẩm định, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc-UNESCO, đánh giá cao sự chuẩn bị của các cấp, các ngành và đặc biệt Ban quản lý, Công viên địa chất Lạng Sơn và về sự cam kết của lãnh đạo tỉnh cũng như sự tham gia tích cực của người dân trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo đánh giá của đoàn là một trong những cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO...

Trước đó, Đoàn chuyên gia UNESCO đã đi thực địa tại 26/38 điểm tham quan trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn ở các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn.

Một số hình ảnh đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định ở một số địa điểm trong Công viên địa chất Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia đến thị sát, thẩm định Di chỉ khảo cổ học Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia đến thị sát, thẩm định Di chỉ khảo cổ học Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia cùng các đại biểu đến thẩm định vùng trũng Na Dương, Lộc Bình (Lạng Sơn).

Đoàn chuyên gia cùng các đại biểu đến thẩm định vùng trũng Na Dương, Lộc Bình (Lạng Sơn).

Đoàn chuyên gia đến thăm di tích danh lam thắng cảnh động Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia đến thăm di tích danh lam thắng cảnh động Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/de-nghi-cong-nhan-cong-vien-dia-chat-lang-son-la-cong-vien-dia-chat-toan-cau-unesco-post818297.html