Đề thi Ngữ văn đúng với cơ cấu của đề mẫu, có sức phân hóa cao

Với phần làm văn ra vào tác phẩm 'Vợ nhặt' của nhà văn Kim Lân, đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023 được đánh giá có sức phân hóa cao, khá dễ viết.

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Năm nay, phần làm văn của đề thi ra vào tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

28/06/2023 10:06

Đề Ngữ văn hay, có độ phân hóa cao

Nhận định về đề Ngữ văn sáng nay, cô Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) cho rằng, đề thi ra đúng với cơ cấu của đề mẫu Bộ GD&ĐT đã công bố.

Cô Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội).

Cô Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội).

Câu đọc hiểu văn bản đảm bảo kiến thức từ nhận biết thể thơ, các từ ngữ hình ảnh của bài thơ, biện pháp tu từ. Thông hiểu các tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ.

Câu 4 ở phần đọc hiểu là câu có tính chất vận dụng khá hay, học sinh sẽ tự rút ra những bài học của riêng mình khi đi qua những giông gió của cuộc đời. Câu hỏi vận dụng này rất có ý nghĩa với lứa tuổi sắp vào đời.

Theo cô Hằng Nga, phần Nghị luận xã hội là một câu hỏi vận dụng cao khá quen thuộc với 1 số đề khảo sát của một số địa phương đã từng ra trước đây, đó là cân bằng cảm xúc trong cuộc sống nên có lẽ cũng không làm khó thí sinh.

Phần nghị luận văn học yêu cầu tổng hợp cả 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề yêu cầu thí sinh phân tích đoạn văn cuối của tác phẩm Vợ nhặt và nêu lên cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân.

Tác phẩm Vợ nhặt đã mấy tháng nay nằm trong tầm ôn tập của các thí sinh nên nhiều thí sinh sẽ làm tốt. Tuy nhiên chỉ ra cái nhìn về cuộc sống của tác giả là lạc quan tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động và hướng về Cách mạng thì có lẽ chỉ có một số thí sinh chỉ ra đúng đáp án.

Hơn nữa dư âm của Cách mạng tháng Tám 1945 vang vọng trong đoạn văn sẽ có một số thí sinh quên không viết vào bài làm.

"Tóm lại đề có sức phân hóa cao, khá dễ viết. Đề bám sát chương trình lớp 12. Đề cũng khá hay ở câu 4 phần đọc hiểu và câu nghị luận xã hội. Phổ điểm dự kiến từ 6,5 đến 7,5" - cô Nguyễn Hằng Nga nhận định.

Đình Tuệ

report

28/06/2023 10:13

Đề thi đáp ứng tiêu chí xét tốt nghiệp THPT

Nhận xét đề thi Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cô Nguyễn Thị Duyên – Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh) đánh giá, đề thi khá cơ bản, đáp ứng tiêu chí xét tốt nghiệp THPT.

Đề bám sát kiến thức sách giáo khoa. Các ngữ liệu văn học dễ hiểu, tường minh. Ở phần đọc hiểu, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể đạt tối đa (3 điểm).

Câu 4 ở phần I của đề thi khá hay khi đề cập đến bài học về lẽ sống cho bản thân. Câu hỏi vừa có tính chất thời sự, vừa bao hàm yếu tố giáo dục. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều bạn trẻ có lối sống buông thả, chưa chuẩn mực và chưa nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống. Do đó, bàn luận về lẽ sống cũng là cách để học sinh nhìn nhận lại bản thân, có lẽ sống tốt đẹp và là người tử tế.

“Tôi cho rằng, câu 4 Phần I của đề thi đã chạm đến cảm xúc của nhiều người và là cơ hội để thí sinh thể hiện khả năng viết lách và bày tỏ quan điểm cá nhân về ý nghĩa của cuộc sống. Đây cũng là câu có nhiều “đất diễn” cho thí sinh” – cô Duyên nhìn nhận.

Cô Nguyễn Thị Duyên. Ảnh Nhật Bắc.

Cô Nguyễn Thị Duyên. Ảnh Nhật Bắc.

Sang phần làm văn (Phần II), câu 1 là sự nối tiếp với phần đọc hiểu. Đề thi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đề thi như "thay lời muốn nói” cho mỗi người.

Trong cuộc sống với biết bao bộn bề lo toan, có lúc vui tươi, hạnh phúc, nhưng cũng có lúc giận hờn, tức giận và áp lực bủa vây. Nếu không biết cách cân bằng cảm xúc có thể dẫn đến những điều không mong muốn.

“Tôi cho rằng, đề thi đã đề cập đến vấn đề thời sự, được dư luận xã hội quan tâm. Tiếc rằng, đề thi chỉ giới hạn khoảng 200 chữ nên nhiều thí sinh sẽ gặp khó để thể hiện cảm xúc, bày quan điểm chuyển hóa thành bài viết của mình. Câu 4 phần I và câu 1 phần II chính là những câu mang tính phân hóa thí sinh” – cô Duyện nhận xét.

Câu 2 của phần làm văn đề cập đến tác phẩm “Vợ nhặt” – một tác phẩm quen thuộc của nhà văn Kim Lân. Yêu cầu của đề thi rõ ràng, tường minh nên không đánh đố thí sinh. Đáng nói, cơ cấu điểm ở phần này là 5 điểm nên đây cũng có thể được coi là câu “gỡ điểm” của nhiều thí sinh.

Nhìn chung, với đề thi thí sinh nắm chắc thức trên lớp là có thể đạt điểm trung bình trở lên.

“Tôi dự đoán, năm nay phổ điểm thi môn Ngữ văn sẽ tương đương năm ngoái, thậm chí có thể cao hơn một chút. Năm nay sẽ xuất hiện nhiều điểm 9 – 9,5” – cô Duyên nhận định.

report

28/06/2023 10:22

Đề thi năm nay khá dễ, không đánh đố học sinh

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng dạy môn Ngữ văn, thầy giáo Ngô Gia Năm Hai - Trường THPT huyện Mai Sơn cho biết: "Ngay từ cuối tháng 5 chúng tôi đã tổ chức ôn luyện cho các em kiến thức môn văn.

Chúng tôi đều tư vấn và khuyên các em không nên ôn thi theo kiểu "tủ", mà hãy ôn theo diện nắm kiến thức từng tác phẩm văn học. Chỉ cần hiểu cốt chuyện của tác phẩm và nhân vật trong bài là có thể phân tích bài văn khi bước vào phòng thi".

 Các thí sinh ở tỉnh Sơn La đều nhận xét đề thi năm nay dễ và phù hợp với năng lực.

Các thí sinh ở tỉnh Sơn La đều nhận xét đề thi năm nay dễ và phù hợp với năng lực.

Theo thầy Hai, đề thi năm nay khá dễ, phân hóa cao, không đánh đố học sinh. Các thí sinh chỉ cần tập trung và nhớ lại các kiến thức cơ bản đã được học là có thể triển khai bài viết ổn.

"Tôi rất ấn tượng với câu 1, phần II làm văn. Tôi thấy câu hỏi này hay và phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là đối với các em học sinh khi sắp bước vào đường đời sau này.

Câu hỏi này viết về sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đối với bất kể ai, cũng phải cân bằng cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày, đây là 1 câu hỏi rất thực tế. Nếu các thí sinh tinh tường và hiểu, tôi nghĩ câu này sẽ ẵm trọn 2 điểm".

Hà Hoàng

report

28/06/2023 10:27

'Tôi tin học sinh sẽ đạt kết quả cao môn thi này'

Cô Phan Thị Hòa (ngồi giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh.

Cô Phan Thị Hòa (ngồi giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh.

Cô Phan Thị Hòa, giáo viên môn Ngữ văn trường PTDTNT tỉnh Lai Châu đánh giá, đề thi năm nay sát với cấu trúc đề minh họa và phù hợp với năng lực của thí sinh.

Mặc dù trời mưa to nhưng ngay sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn, cô Phan Thị Hòa đã có mặt tại Điểm thi trường PTDTNT tỉnh Lai Châu để nắm bắt tình hình làm bài của học sinh.

Nhận xét về đề thi năm nay, cô Hòa cho biết: “Hình thức đề theo cấu trúc đề minh họa của Bộ trước đó. Mức độ đề vừa sức, không mang tính chất đánh đố học sinh”.

Theo cô Hòa, phần đọc hiểu chia theo 3 mức độ và phù hợp với năng lực học sinh.

Với phần làm văn, ở câu 1, vấn đề nghị luận rút ra từ nội dung phần đọc hiểu và gần gũi nên khả năng học sinh làm được câu này rất cao.

Còn phần câu hỏi nghị luận văn học, đề cho đoạn văn thuộc bài mà học sinh cũng được ôn khá kĩ nên khả năng làm được bài của học sinh cũng khả quan hơn năm ngoái.

Tổng quan đề so với năm ngoái cũng vừa sức hơn, có đất viết cho học sinh hơn.

Cô Hòa chia sẻ: “Với chất lượng của học sinh trường PTDTNT tỉnh và quá trình ôn tập khá kỹ, tôi tin học sinh sẽ đạt kết quả cao đối với môn thi này”.

Hà Thuận

report

28/06/2023 10:41

Thí sinh có thể lấy điểm cao ở phần nghị luận

Giảng viên Nguyễn Thanh Diên - Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: Đề Ngữ văn năm nay vẫn giữ nguyên cấu trúc với 2 phần Đọc hiểu và Làm văn. Đây cũng là phán đoán của nhiều giáo viên môn Văn chúng tôi.

Nội dung, cấu trúc phù hợp với chương trình THPT. Với đề thi này, phổ điểm trung bình từ 6 - 7 điểm, thí sinh có thể lấy điểm cao ở phần nghị luận.

Cụ thể, Phần đọc hiểu (3 điểm) với trích đoạn bài thơ Đi qua cơn giông của tác giả Anh Ngọc, yêu cầu thí sinh thực hiện đoạn nghị luận xã hội “từ suy ngẫm của nhà thơ rút ra bài học vì lẽ sống cho bản thân”... tôi cho rằng, đây là nội dung rất hay, 4 câu hỏi đều kiểm tra khả năng cảm thụ văn chương của người học.

Với câu 4, thí sinh có tư duy tốt và chiêm nghiệm cuộc sống với những biến động như hiện nay sẽ lấy điểm ở nội dung này.

 Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại điểm thi Trường THPT A Phủ Lý.

Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại điểm thi Trường THPT A Phủ Lý.

Phần làm văn (7 điểm), đề thi yêu cầu phân tích trích đoạn của truyện ngắn Vợ nhặt, từ đó nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích... yêu cầu này không có gì mới. Trong các giờ văn học và luyện ôn chắc chắn giáo viên cũng cho học sinh làm. Các em chỉ cần chăm học, nhớ bài và có cảm thụ văn văn học là làm được. Tất nhiên tốt đến đâu còn là năng lực thể hiện của thí sinh đó.

Theo tôi, việc phân chia nội dung và điểm như thế này là hoàn toàn phù hợp. Với phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ, được phân loại theo các cấp độ nhận thức để đánh giá mức độ nhận thức (nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao) của thí sinh.

Phần làm văn (7 điểm- câu 1/2 điểm, câu 2/5 điểm), nội dung đề thi này đã quen với những năm gần đây, phần nghị luận xã hội giúp thí sinh có điểm khi nêu quan điểm, trình bày hợp lý.

Hà An

report

28/06/2023 10:47

Đề thi Ngữ văn giàu cảm xúc

Nhận xét đề Ngữ văn năm nay, thầy Nguyễn Đình Hòa (Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) cho rằng, đề thi giàu cảm xúc từ ngữ liệu đọc hiểu, nghị luận xã hội và cả câu nghị luận văn học.

Câu hỏi đọc hiểu tương đối nhẹ nhàng, chỉ có câu 4 đòi hỏi sự suy tư chiêm nghiệm sâu sắc của người viết. Câu nghị luận xã hội triển khai sâu hơn vấn đề đọc hiểu đặt ra một vấn đề rất hay đối với lứa tuổi học sinh.

Câu nghị luận văn học không ngoài dự đoán khi ra một tác phẩm văn xuôi. Đoạn kết sử dụng trong đề thi gói ghém nhiều tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt nên học sinh phải có đủ kiến thức và kĩ năng mới có thể làm tốt. Câu hỏi phân loại cũng đòi hỏi sự tinh tế và sâu sắc của người viết.

Đề có thể dễ kiếm điểm nhưng cũng có tính phân loại cao.

 Thầy Nguyễn Đình Hòa - tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng).

Thầy Nguyễn Đình Hòa - tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng).

Hà Nguyên

report

28/06/2023 10:50

Đề thi môn Ngữ văn hay, bám sát đề minh họa

Nhận xét về đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2023, cô Vũ Kim Phượng - giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) cho biết: Đề thi năm nay nằm trong nội dung ôn tập, bám sát đề thi minh họa và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh làm bài thi vì không phải ghi nhớ quá nhiều dữ liệu, đoạn trích.

Cụ thể ở câu 1, thí sinh có thể dễ dàng nhận biết thể thơ tự do để có điểm. Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: sấm gõ, bầu trời thật thấp, gió, thổi, cát bay, lá bay, đá bay cũng đều nằm trong nội dung được ôn tập.

Trong phần thi viết đoạn văn, học sinh cũng đã được giáo viên rèn luyện cách viết và nêu cảm nghĩ của mình trước những hiện tượng xã hội. Cụ thể, việc cân bằng cảm xúc giúp chúng ta tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống và phát triển sự tự tin, giúp chúng ta sống chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu.

Với đề thi này, cô Phượng cho biết sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao và rất ít thí sinh bị điểm dưới trung bình.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều trong thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT 2023.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều trong thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT 2023.

Cô Nguyễn Lan Hương - giáo viên Trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm cho rằng đề thi năm nay bám sát cấu trúc đề minh họa, không đánh đố thí sinh nhưng vẫn có tính phân loại ở câu nghị luận văn học, câu hỏi về cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân.

Đoạn ngữ liệu được trích dẫn không phải ngữ liệu quen thuộc nên không dễ với nhiều thí sinh. Tuy nhiên, nếu các thí sinh được ôn tập kỹ về phương pháp thì có thể làm tốt. Điều thú vị là đề thi này đã được Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Ninh đưa vào đề thi thử và rất nhiều thí sinh đã có cơ hội làm quen với đề thi kiểu này.

Vân Anh

report

28/06/2023 10:52

Đề Ngữ văn bảo đảm yêu cầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cô Đinh Thị Thúy Nga - GV Ngữ Văn - Trường THPT Ban Mai (Hà Nội nhận định: Nhìn chung cấu trúc đề thi Ngữ văn bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề thi đảm bảo yêu cầu về của một đề thi tốt nghiệp và có tính chất phân hóa đáp ứng yêu cầu của một kì thi 2 trong 1.

Đề thi vẫn gồm hai phần, trong đó phần Đọc hiểu chiếm 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.

Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Bốn câu hỏi đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của Nhận biết (câu 1và 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học trò, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12.

Với 2 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Riêng câu 4 là ở mức độ vận dụng yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình về những cơn giông trong cuộc đời của mỗi người, từ đó rút ra bài học về lẽ sống của bản thân. Như vậy, phần đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh

Phần 2 Làm văn (7,0 điểm): Giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần là viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2 điểm) Đoạn văn nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

Câu nghị luận xã hội vẫn bám sát cấu trúc đề minh họa và dạng bài học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân – việc cân bằng cảm xúc.

Câu hỏi hướng vào vấn đề của cá nhân con người, hướng đến kĩ năng và phẩm chất của công dân trong cuộc sống hiện đại. Đây là dạng câu hỏi “an toàn” trong khuôn khổ của đề thi tốt nghiệp.

Câu 2 (5 điểm) Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là phần chiếm sự quan tâm lớn nhất trong đề thi. Câu nghị luận văn học vẫn gồm có 2 vế, một vế chính và một vế phụ. Câu hỏi vế chính yêu cầu học sinh phân tích đoạn trích ở cuối truyện ngắn Vợ nhặt, trong đó học sinh cần chủ động xác định được các luận điểm để phân tích sâu, tránh việc diễn xuôi đoạn trích.

Trong quá trình phân tích, cần kết hợp cả việc làm rõ nội dung và nghệ thuật, đưa ra cách nhìn nhận và bàn luận đáp ứng yêu cầu về kiến thức cơ bản và kiến thức liên hệ mở rộng. Yêu cầu thứ 2 của đề yêu cầu nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân. Ở vế này, học sinh cần có kiến thức về tác giả Kim Lân, về quan niệm của tác giả khi sáng tác Vợ nhặt và cách nhìn nhận về thời cuộc để đưa ra được đánh giá đúng và hợp lí.

Như vậy, có thể thấy, cách đặt vấn đề của câu nghị luận văn học trong đề thi mặc dù bám sát đề minh họa nhưng đây là đoạn ngữ liệu đòi hỏi học sinh phải có kiến thức chắc chắn mới có thể viết hay và sâu sắc. Nội dung phân hóa trong đề thi nằm ở câu chiếm dung lượng điểm lớn nhất, do vậy sẽ có nhiều bài viết bứt phá và giành được kết quả tốt ở những học sinh học chắc và hiểu sâu.

Hiếu Nguyễn

report

28/06/2023 10:52

Đề thi đánh giá được năng lực người học

Nhận xét về đề thi Ngữ văn, thầy giáo Phạm Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đồng thời là GV bộ môn Ngữ Văn cho rằng đề đánh giá được năng lực người học.

“Đề thi năm nay tiếp tục bám sát cấu trúc của Bộ, chú trọng vào kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn 12. Đề đã có những sự phân hóa riêng trong mỗi phần. Qua theo dõi, tôi thấy học sinh phần lớn làm được bài, tâm lý thoải mái sau buổi thi đầu tiên”, thầy Diễn chia sẻ.

Thầy giáo Phạm Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà).

Thầy giáo Phạm Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà).

Đi sâu phân tích từng yêu cầu đề ra, thầy Diễn cho biết, phần Đọc hiểu với 4 câu hỏi ở các mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Câu 1 và 2 rất nhẹ nhàng, dễ ăn điểm tối đa. Câu 3 hỏi về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Nếu học sinh nắm bắt được đặc trưng của biện pháp này thì các em sẽ làm tốt. Câu 4 thiên và vận dụng rút ra bài học từ câu thơ trong đoạn trích đọc hiểu.

Đối với phần làm văn, ở yêu cầu của câu 1 cũng là phần Nghị luận xã hội viết đoạn văn 200 chữ nêu rõ sự cần thiết của việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đây là một vấn đề rất hay, từ trải nghiệm của bản thân học sinh sẽ viết tốt, có chiều sâu. Thực tế cuộc sống với nhiều áp lực, bon chen, xô bồ nếu con người không biết cân bằng, làm chủ cảm xúc sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Bên cạnh chỉ số IQ chúng ta đang ngày càng quan tâm đến chỉ số EQ.

Thầy Diễn đánh giá đề thi Ngữ Văn có sự phân loại năng lực học sinh khá rõ.

Thầy Diễn đánh giá đề thi Ngữ Văn có sự phân loại năng lực học sinh khá rõ.

Ở câu Nghị luận văn học phân tích đoạn trích từ tiếng trống thúc thuế đến kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó nhận xét về cách nhìn cuộc sống của nhà văn. Đây cũng là một yêu cầu không thật sự mới, nhưng thể hiện rõ được trách nhiệm của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo.

Vế phụ của đề đã cho thấy sự phân hóa khá rõ giữa đối tượng khá giỏi và trung bình, yếu. Nếu học sinh nắm chắc vấn đề, hiểu rõ về sự phát triển từ văn học hiện thực phê phán đến văn học hiện thực cách mạng thì các em sẽ làm bài rất tốt.

Phương Hồ

report

28/06/2023 10:55

Đề Ngữ văn hay, bao quát, bám sát chương trình học

Nhận định về đề Ngữ văn năm 2023, cô Vũ Thị Thu Hiên – Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết: Đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 bám sát cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT công bố.

Cụ thể, cấu trúc đề thi quen thuộc, gồm 2 phần: Phần Đọc – hiểu (3 điểm), phần Làm văn (7 điểm) với 2 câu: Câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm). Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây, học sinh đã rất quen thuộc với cấu trúc này nên không cảm thấy bỡ ngỡ.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD & ĐT.

Cụ thể, Phần Đọc – hiểu là một ngữ liệu ngoài SGK trích từ bài thơ Đi qua cơn giông của Anh Ngọc có dung lượng vừa phải, phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh. Dù ở mức độ tư duy nhưng các câu hỏi đều không khó, đặc biệt là hết sức quen thuộc nên thí sinh có thể trả lời dễ dàng.

Phần Làm văn, câu 1 đưa ra vấn đề “Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống” liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu ở phần I. Đây là một vấn đề gần gũi, không xa lạ với học sinh nên cũng không “làm khó” được các em.

Câu 2, yêu cầu học sinh phân tích một đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó, nhận xét cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích. Với đề bài này, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kỹ năng phân tích văn bản văn xuôi; mà còn phải thực sự hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng.

Như vậy, yêu cầu đặt ra với học sinh hoàn toàn nằm trong kiến thức cơ bản đã được học của chương trình Ngữ văn 12, nên những học sinh khá giỏi, có năng lực phân tích và khả năng diễn đạt tốt sẽ đạt điểm tối đa cho câu này.

Cô Vũ Thị Thu Hiên – Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Cô Vũ Thị Thu Hiên – Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2023 của Bộ GD &ĐT là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân hóa cao. Vì vậy, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản và thuần thục kỹ năng làm các dạng bài mới có thể đạt điểm khá, giỏi. Và những điểm này sẽ được đánh giá một cách tinh tế, chính xác từ các giám khảo.

Chung nhận định trên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Tam Dương (Vĩnh Phúc) cho rằng: Đề thi ra đúng theo cấu trúc đề thi THPT minh họa của Bộ GD&ĐT. Các dạng câu hỏi bám sát ma trận đề minh họa, có đủ 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Đề có độ phân hóa học sinh, phạm vi kiến thức trọng tâm vào chương trình lớp 12.

Phần Đọc hiểu gồm 4 câu phân chia theo đúng các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát kiến thức, kĩ năng học sinh đã được ôn tập và rèn luyện nhiều.

Phần viết đoạn văn Nghị luận xã hội, cách ra đề quen thuộc, nội dung yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề “sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”. Đây là vấn đề thiết thực, đáng quan tâm đối với giới trẻ, trong xã hội hiện đại. Ở câu này, học sinh chỉ cần nắm chắc kĩ năng viết đoạn văn và có những suy nghĩ riêng của bản thân là sẽ làm tốt.

Phần viết bài văn nghị luận văn học, dạng đề đúng theo đề thi minh họa, phạm vi kiến thức nằm trong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn 12 được học sinh yêu thích. Đề thi yêu cầu học sinh phân tích một đoạn văn tiêu biểu trong truyện ngắn “Vợ nhặt” và sau đó nhận xét. Cách hỏi vừa có độ phân hóa, vừa khơi gợi được hứng thú của học sinh trong quá trình làm bài. Đề bài có một yêu cầu nhỏ để học sinh phát huy được suy nghĩ riêng và sự sáng tạo khi “nhận xét về cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân”.

Nhìn chung, đề thi chính thức năm 2023 phù hợp với năng lực của học sinh. Các em học sinh ra khỏi phòng thi hầu hết đều phấn khởi và có thêm tự tin để bước vào các môn thi tiếp theo.

Long Anh

report

28/06/2023 10:58

Đề thi vừa sức, quen thuộc

TS. Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiêp jTHPT năm 2023 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 1/3/2023. Cụ thể như sau:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi phân loại theo ba mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết: câu 1 yêu cầu xác định thể thơ; câu 2 yêu cầu chỉ ra từ ngữ miêu tả cơn giông mùa hè trong 4 dòng thơ của khổ đầu – đó là những yêu cầu dừng lại ở mức độ thuần túy nhận biết và không hề làm khó cho thí sinh.

Dù như quan điểm của dư luận nói chung, số lượng 2 câu hỏi nhận biết đã làm bớt đi 1 mức độ nhận thức trong 4 câu hỏi Đọc hiểu; và phần nào hạ thấp khả năng nhận thức của phần đông thí sinh, nhưng đây cũng những câu hỏi giúp những học sinh ít có điều kiện ôn luyện có cơ hội ghi điểm. Nên chăng, từ những kì thi sau, số lượng 4 câu Đọc hiểu nên phân bổ đều theo mức tăng dần của 4 mức độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao.

Câu 3 là câu hỏi ở mức độ vận dụng, yêu cầu thí sinh vận dụng những kiến thức Tiếng Việt, tu từ để phân tích và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 4 dòng thơ của khổ 2 – câu hỏi này không khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải phân tích được đồng thời cả giá trị biểu đạt và giá trị biểu cảm của hai hình ảnh so sánh “Mưa ròng ròng như triệu ngón tay” và “Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ”.

Câu 4 là câu vận dụng cao, yêu cầu thí sinh rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân từ những suy ngẫm của tác giả Anh Ngọc trong dòng thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”. Câu hỏi này đòi hỏi thí sinh trước hết phải hiểu được những tầng nghĩa hàm ẩn của hình ảnh “cơn giông”; liên tưởng và suy nghĩ nghiêm túc về những “cơn giông của riêng mình” từ sự gợi ý có thể nhận được bởi những suy ngẫm của nhà thơ Anh Ngọc.

Đây là câu hỏi đáp ứng tốt yêu cầu ở mức độ vận dụng cao, giúp thí sinh thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình về cách nghĩ, cách sống giữa một cuộc sống đầy biến động. Tuy nhiên, câu hỏi này có thể sẽ đưa đến những cách trả lời chung chung, hời hợt nếu thí sinh không nhận ra được suy ngẫm của tác giả và bản thân không có tư duy độc lập.

Nhìn chung, phần Đọc hiểu khá vừa sức với thí sinh nhưng có thể sẽ khó tìm được những bài làm sáng tạo, độc đáo, trước hết bởi hệ thống câu hỏi vẫn theo hướng giảm tải như nhiều năm nay khi đưa ra tới 2 câu hỏi ở mức độ nhận biết; câu hỏi vận dụng về cơ bản lặp lại yêu cầu như câu hỏi số 3 trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Câu hỏi vận dụng cao một mặt có thể giúp những thí sinh có sự trải nghiệm và suy tư sâu sắc thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình về cách nghĩ, cách sống, nhưng mặt khác cũng có thể tạo điều kiện cho một số thí sinh đưa ra những suy nghĩ hời hợt, khuôn mẫu và sáo rỗng.

Phần II – Làm văn (7,0 điểm): Giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm): Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”.

Nếu nhìn tổng thể những khía cạnh có thể yêu cầu nghị luận về một vấn đề như: biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa/hậu quả, giải pháp, bài học nhận thức và hành động cho bản thân… thì yêu cầu “trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống” yêu cầu thí sinh bàn luận về vai trò/ý nghĩa/tầm quan trọng của một trong những kĩ năng sống không thể thiếu, đặc biệt trong một thời đại có quá nhiều biến động/tác động như hiện nay, đó là khả năng tự cân bằng cảm xúc của bản thân.

Đây là một vấn đề rất thiết thực với bất kì lứa tuổi nào trong cuộc sống, nhưng đặc biệt là tuổi trẻ, khi các em có nhiều nhiệt tình, khát vọng…nhưng có thể còn mỏng về kinh nghiệm, về kĩ năng sống và vì thế dễ bị những cảm xúc tiêu cực chi phối. Tính thiết thực của vấn đề nghị luận có thể giúp tìm ra những điểm sáng trong bài làm của thí sinh.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khá trừu tượng và tính thiết thực của việc cân bằng cảm xúc trong thực tế cuộc sống luôn là không dễ dàng với bất kì ai; do đó với một bộ phận không nhỏ các thí sinh, câu hỏi này rất khó để các em đạt được điểm tối đa. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì câu hỏi này đã góp phần tạo ra tính phân loại tương đối rõ rệt cho bài làm của thí sinh.

Câu 2 (5,0 điểm): Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc: sau trích đoạn cuối cùng của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một câu lệnh có 2 vế tương ứng với 2 yêu cầu: phân tích đoạn trích trong truyện ngắn và “nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích”.

Với ngữ liệu nghị luận là đoạn kết mang âm hưởng tươi sáng của sự đổi đời, của cuộc sống ấm no – sự tươi sáng dù mới chỉ thấp thoáng hiện ra qua câu chuyện của 3 mẹ con Tràng, qua cảm giác “tiếc rẻ vẩn vơ” của Tràng và đặc biệt qua hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở cuối truyện, thí sinh hoàn toàn có thể tích hợp yêu cầu của hai câu lệnh bởi khi các em phân tích đoạn trích với những chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, tâm trạng… của các nhân vật thì cũng đồng thời phải đề cập đến cách nhìn tích cực của nhà văn Kim Lân với cuộc sống và số phận con người trong nạn đói khủng khiếp 1945. Điều này sẽ giúp cho những thí sinh có năng lực tư duy tốt có thể thực hiện tích hợp hai yêu cầu của đề, tránh được sự trùng lặp những nội dung đã phân tích.

Vẫn có một cảm giác hơi tiếc nuối khi ngữ liệu được chọn để nghị luận không phải là đoạn văn hay nhất, tiêu biểu nhất cho tài hoa của nhà văn Kim Lân trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và khắc họa chân dung nhân cách, thân phận…các nhân vật; và do đó đoạn kết chưa thực sự xứng với tầm một tác phẩm được coi là kiệt tác của Kim Lân.

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại chủ yếu được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo.

Hiếu Nguyễn

report

28/06/2023 10:59

Yêu cầu nghị luận xã hội mang tính thời sự

Nhận xét đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, cô Đinh Thị Thủy - giáo viên Phenikaa School nhận định: Đề cấu trúc gồm 2 phần. Phần đọc hiểu 3 điểm (trong đó có câu 1, 2 thuộc mức độ nhận biết, câu 3 mức độ thông hiểu, câu 4 mức độ vận dụng). Phần làm văn (7 điểm), trong đó 2 điểm nghị luận xã hội và 5 điểm nghị luận văn học.

Về phạm vi kiến thức, phần đọc hiểu đề thi sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa (trích đoạn thơ Đi qua cơn giông của nhà thơ Anh Ngọc). Ngữ liệu nhẹ nhàng, sâu lắng, khơi gợi xúc cảm về tuổi thơ, về những trải nghiệm đời người, đánh thức trong mỗi người đọc trân quý những kỉ niệm quá khứ, những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Chính nó giúp con người trưởng thành và sống nhân văn hơn…

Phần đọc hiểu, với học sinh khá chắc trở lên có thể đạt điểm từ 2.75 đến điểm tối đa (3 điểm).

Phần Làm văn: Câu nghị luận xã hội đề cập đến vấn đề sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc, đây là vấn đề gần gũi với con người, mang tính thời sự, nhất là với tuổi trẻ.

Đề không “đánh đố” với các em học sinh. Tuy nhiên, để có đoạn văn sâu sắc, chặt chẽ, thuyết phục, các em cần thể hiện được lập trường, tư duy tích cực, có tính biện chứng.

Câu nghị luận văn học: Không quá ngỡ ngàng với giáo viên và học sinh. Các tác phẩm trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 12 các em học sinh đều được giáo viên dạy và hướng dẫn ôn tập kĩ. Trong đó, tác phẩm “Vợ nhặt” cũng được xem là tác phẩm trọng tâm.

Đề thi cụ thể vào phần cuối tác phẩm (Cảnh sáng hôm sau). Đây cũng là phần truyện hay, kết tinh giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt.

Tuy nhiên, đề cho trong phạm vi một đoạn trích ngắn, học sinh cần phải biết kết nối kiến thức trong chỉnh thể tác phẩm để phân tích đoạn trích một cách sâu sắc, thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người những năm nước ta rơi vào nạn đói năm 1945.

Ngoài ra, đề cũng có yêu cầu phụ (Cách nhìn cuộc sống của nhà văn). Đây là phần có vai trò phân hóa học sinh, đòi hỏi các em phải hiểu sâu sắc, nắm được phong cách nghệ thuật, thế giới quan và tư tưởng của nhà văn.

Hiếu Nguyễn

report

28/06/2023 11:01

Đề thi Ngữ văn khoa học, quen thuộc

Thầy Hà Văn Vụ, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Quận 7, TPHCM).

Thầy Hà Văn Vụ, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Quận 7, TPHCM).

Thầy Hà Văn Vụ, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Quận 7, TPHCM) nhận xét đề thi năm nay vẫn giữ cấu trúc ở những năm trước, cụ thể: Đọc hiểu 3 điểm; Làm văn 7 điểm trong đó Nghị luận xã hội 2 điểm, Nghị luận văn học 5 điểm. Đề cơ bản khoa học, phù hợp với tính chất của một Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo thầy Vụ, phổ điểm sẽ nằm ở khung 5,5-6,5 điểm.

Cụ thể, ở phần đọc hiểu, học sinh có thể dễ dàng lấy điểm 2,5-3 điểm do các câu hỏi khá dễ.

Câu 1,2 bám sát ngữ liệu để trả lời về thể thơ (tự do) và các hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè (sấm, bầu trời thấp, gió, cát bay, lá bay, đá bay…).

Câu 3,4 mức độ nhận thức cao hơn nhưng cũng khá dễ để học sinh lấy điểm. Câu 3 câu hỏi rõ ràng, chỉ tác dụng của biện pháp tu từ so sánh (mưa - ròng ròng như triệu cánh tay, như hành quân trở về tuổi nhỏ).

Câu 4 học sinh có thể rút ra bài học cho riêng mình dựa vào câu thơ: “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”. Các em có thể dựa vào từ ẩn dụ “cơn giông” (khó khăn, trắc trở,…) để rút ra bài học.

Ở phần làm văn, câu hỏi nghị luận xã hội có lệnh đề rõ (Sự cần thiết phải cân bằng cảm xúc), gắn với thực tiễn của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, học sinh sẽ khó viết, dự đoán phổ điểm sẽ nằm ở phổ 1.0-1,5 điểm.

Câu hỏi nghị luận văn học, kiểu ra đề có 2 yêu cầu, một yêu cầu chính, một yêu cầu phụ như mọi năm. Phổ điểm có thể từ 2,5-3,5.

Lệnh/ yêu cầu 1 khá rộng (phân tích đoạn trích trên), đoạn trích là cuộc đối thoại giữa 3 nhân vật: Tràng, Thị, cụ Tứ, nên có thể thí sinh dễ sa vào phân tích 1 hoặc 3 nhân vật hoặc phân tích cả 3 nếu không biết cách làm kiểu bài phân tích đoạn văn. Lệnh 1 rộng và có thể gây khó cho thí sinh trong việc nhận diện để phân tích.

Lệnh/ yêu cầu 2 (nhận xét cách nhìn nhận cuộc sống) học sinh có thể làm được yêu cầu này nếu đọc kỹ bài, phần ghi nhớ của bài có một số ý có thể tận dụng để đưa vào phần này (lạc quan).

Mạnh Tùng

report

28/06/2023 11:05

Phổ điểm môn Ngữ văn sẽ tập trung ở mốc 6 - 7 điểm

Cô Nguyễn Thị Ngọc Thảo, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thanh Khê (Đà Nẵng) nhận xét: "Cấu trúc đề Ngữ văn quen thuộc, học sinh đã rất quen với cấu trúc này nên sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ".

Về độ khó và sự phân hóa, theo nhận xét của cô Ngọc Thảo, phần đề thi nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD&ĐT.

Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong "Đi qua cơn giông" của Anh Ngọc với 4 câu hỏi nhỏ. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, đọc vào thấy ngay câu trả lời, hầu như em nào cũng có thể làm được. Nhưng có thể vẫn có một số em sẽ nhầm lẫn và sai ở câu xác định thể thơ. Với câu 3 ở mức độ thông hiểu, cũng tương đối nhẹ nhàng, nhưng sẽ có những em làm thiếu phần tác dụng của biện pháp nghệ thuật. Câu 4 ở mức độ vận dụng, đòi hỏi học sinh phải suy ngẫm và có khả năng khái quát thì mới làm được.

Thí sinh Đà Nẵng hoàn thành bài thi môn Ngữ văn.

Thí sinh Đà Nẵng hoàn thành bài thi môn Ngữ văn.

Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống, khá nhẹ nhàng và gần gũi với các em. Dự đoán các em sẽ làm ổn.

Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5 - 6 đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp, học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Theo nhận định của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thảo, câu nghị luận văn học sẽ là câu phân hóa thí sinh. Đề yêu cầu phân tích đoạn trích nên thí sinh phải tập trung vào chính ngữ liệu trong đề thi chứ không phải là tác phẩm hay nhân vật. Sẽ có thí sinh nhầm lẫn yêu cầu này.

Ngoài ra, từ đoạn trích này, thí sinh phải liên hệ với phong cách nghệ thuật, cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân thì không phải thí sinh nào cũng làm được.

Hà Nguyên

report

28/06/2023 11:07

Đề Ngữ văn giữ cấu trúc ổn định

Là giáo viên giàu kinh nghiệm và thường xuyên có những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm ôn tập, làm bài Ngữ văn, thầy Dương Khánh Toàn – Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Phúc) nhận định: Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 quen thuộc với 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn. Đây là cấu trúc ổn định, duy trì từ năm 2017 đến nay, nên không làm khó cho học sinh.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12.

Thầy Dương Khánh Toàn – Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Phúc) nhận định về đề Ngữ văn năm 2023

Thầy Dương Khánh Toàn – Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Phúc) nhận định về đề Ngữ văn năm 2023

Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong bài thơ “Đi trong cơn mưa giông” của Anh Ngọc với 4 câu hỏi. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, học sinh dễ dàng tìm thông tin trong ngữ liệu để trả lời và đạt điểm tối đa; câu 3 (mức độ thông hiểu) cũng khá nhẹ nhàng, học sinh trung bình có thể trả lời tốt; câu 4 (mức độ vận dụng) vừa đánh giá năng lực đọc hiểu cơ bản vừa là một nội dung phân hóa, những học sinh khá giỏi có thể trình bày những suy ngẫm sâu sắc về bản lĩnh cá nhân khi đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Ngữ liệu phần đọc hiểu tiêu biểu, giàu ý nghĩa giáo dục, đảm bảo tốt cho yêu cầu đọc hiểu, đồng thời đặt tiền đề cho câu nghị luận xã hội trong phần làm văn.

Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”. Đây là câu hỏi khá hay và thiết thực với học sinh trong thời đại hiện nay. Câu này cũng được ra ở mức độ bình thường, đơn giản, không làm khó học sinh.

Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh phân tích một đoạn văn trong “Vợ Nhặt” của Kim Lân sau đó nhận xét về cái nhìn của nhà văn với cuộc sống. Trong hai yêu cầu của câu này, yêu cầu thứ nhất ở mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai ở mức độ cao hơn để phân hóa học sinh. Sự liên hệ giữa hai ý này linh hoạt và logic.

Đề có 2 yêu cầu yêu cầu cơ bản và nâng cao. Trong đó, yêu cầu cơ bản là phân tích đoạn trích; yêu cầu nâng cao là nhận xét cái nhìn cuộc sống của tác giả. Tuy là yêu cầu cơ bản nhưng đoạn văn này tương đối khó viết. Chỉ những học sinh khá giỏi mới có thể phân tích hay và sâu sắc về đoạn trích.

Với yêu cầu nâng cao học sinh cần vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm kết hợp với cảm nhận và suy nghĩ của của cá nhân để đưa ra những nhận xét vừa đúng với quan niệm về cuộc sống và con người của Kim Lân vừa có những liên hệ với cuộc sống hiện nay.

Nhận xét chung, Đề vừa sức, quen thuộc với học sinh. Các học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5-6; học sinh khá có thể đạt mức 7-8 điểm và cao hơn.

Long Anh

report

28/06/2023 11:11

Đề thi Ngữ văn có sự phân hóa rõ rệt

Thầy Võ Minh Nghĩa, giáo viên dạy văn Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) cho hay, Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay có sự phân hóa cao hơn rất nhiều trong cách tư duy và yêu cầu đối với kỹ năng lập luận so với những năm trước. Với đề này mức độ phân hóa sẽ rất rõ rệt.

Về cấu trúc nhìn chung đề thi gần gũi, quen thuộc với học sinh và bám sát đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Phần đọc hiểu với ngữ liệu là một bài thơ với dung lượng ngắn nhưng sâu sắc. Phần làm văn với ngữ liệu là một đoạn trích trong truyện Vợ nhặt cũng vừa phải. Như vậy cấu trúc đề hài hòa giữa đặc trưng thể loại thơ và truyện, dung lượng phù hợp với thời gian.

Về nội dung và giá trị giáo dục có thể nói hay và sâu. Phần đọc hiểu dung lượng của ngữ liệu tuy ngắn nhưng các câu hỏi khai thác lại có độ khó tương đối và yêu cầu về khả năng nhận định, phân tích. Đặc biệt câu hỏi về xác định lẽ sống cho bản thân từ một dòng thơ mang tính tổng kết của toàn bài cũng gây nhiều khó khăn trong vấn đề suy nghĩ, bàn luận. Như vậy, câu đọc hiểu sẽ khó để học sinh có trọn vẹn điểm số. Nhưng nhìn chung học sinh có thể lấy từ 1,5 đến 1.75 là khá dễ dàng còn từ 2.0 đến 3.0 là sự phân loại lớn.

Thầy Võ Minh Nghĩa (bên trái) giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Du.

Thầy Võ Minh Nghĩa (bên trái) giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Du.

Về phần làm văn đối với yêu cầu viết đoạn nghị luận xã hội thì vấn đề nghị luận mà đề đưa ra là rất thấu đáo và tinh tế đối với thí sinh đang ở độ tuổi 18 và trên 18. Lựa chọn vấn đề nghị luận “Cân bằng cảm xúc trong cuộc sống” là một điểm sáng trong đề thi năm nay. Vấn đề nghị luận này thật sự là cơ hội cho các thí sinh trải nghiệm cảm xúc giữa những bộn bề lo toan trong cuộc sống. Có thể nói, năm nay vấn đề nghị luận đưa ra không hề sáo mòn, quy cũ, ngược lại rất nhân văn và tâm lý.

Đối với phần nghị luận văn học, đây là một đoạn trích khó, khó bởi lẽ trong chương trình, thầy cô sẽ thường ít xoáy sâu hoặc có xoáy sâu nhưng để cảm thụ và hiểu thì rất khó. Với 2 yêu cầu là phân tích và nhận xét về các cảm nhận của tác giả thì lại càng làm cho các thí sinh lúng túng. Dự đoán nhiều thí sinh sẽ có tâm lý phân tích như thế nào, từ đâu và viết từ đâu”. Bài của thí sinh sẽ rất hạn chế về dung lượng và độ sâu. Trong chương trình đoạn trích đó sẽ được rút ra có 1 ý là “Sự bắt đầu giác ngộ cách mạng của các nhân vật”. Do vậy vừa để phân tích, vừa để nhận xét thì không phải là chuyện đơn giản. Đoạn trích này nằm ở lằn ranh của văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Nó chỉ là đôi cánh chắp cho tác phẩm bay đến văn học cách mạng. Học sinh không làm sáng được giá trị cốt lõi này sẽ rất khó điểm cao.

Tóm lại đề thi Ngữ văn năm nay sâu và hay vì mang tính phân hóa học sinh rất rõ rệt. Các em có sự đầu tư và khả năng cảm thụ tốt sẽ được học tập. Một điểm số xứng đáng với nỗ lực của chính mình. Dự đoán điểm năm nay sẽ là từ 7 trở lên. Đối với các em lơ là hoặc khả năng ngôn ngữ hạn chế, mức điểm sẽ có dưới trung bình. Để đạt điểm trên 6,5 đối với đề thi này cũng là một sự nỗ lực lớn.

Như vậy theo tôi đề thi năm nay là xứng tầm với kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Với sự phân hóa rõ rệt này, các trường đại học sẽ có được một “tấm lưới” sàng lọc học sinh theo đúng ngành và chuyên ngành các em đã chọn.

Hồ Phúc

report

28/06/2023 11:12

Đề thi môn Ngữ văn khơi gợi cảm hứng cho thí sinh

Sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn, cô giáo Hà Thị Khuyên – giáo viên dạy Văn, Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa) cho rằng; đề thi môn Ngữ văn có cấu trúc ổn định như các năm trước, sát với đề minh họa. Vì thế, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh khi các em được ôn luyện kĩ lưỡng theo cấu trúc của Bộ GD&ĐT.

Cô giáo Hà Thị Khuyên. Ảnh: NVCC.

Cô giáo Hà Thị Khuyên. Ảnh: NVCC.

“Đề thi vừa sức với học sinh, phân hóa được học sinh khá giỏi; phù hợp, vừa sức với học sinh DTTS - miền núi. Đề thi môn Ngữ văn năm nay vừa có “đất” để học sinh khá giỏi thể hiện năng lực, nhất là câu 4 phần Đọc hiểu và lệnh phụ câu 2 phần Làm văn.

Mặc dù ngữ liệu Đọc hiểu ngoài sách giáo khoa, nhưng là vấn đề gần gũi, thiết thực, khơi gợi được cảm hứng cho thí sinh làm bài. Đối với câu 5 điểm, cách ra đề và yêu cầu của đề quen thuộc. Nhưng để đạt điểm cao, học sinh cần vận dụng được lí luận văn học, sự so sánh, mở rộng liên hệ và viết có cảm xúc”, cô Hà Khuyên chia sẻ.

Báo cáo nhanh Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Thanh Hóa, trong buổi thi thứ nhất môn Ngữ văn, cho thấy. Tại 75 Điểm thi ở Thanh Hóa có 1.539 phòng thi, với 36.164 thí sinh ĐKDT môn Ngữ văn. Số thí sinh dự thi là 36.049; đạt 99.68%; có 115 TS vắng thi.

Không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Cán bộ tham gia coi thi đầy đủ, an ninh trật tự; cơ sở vật chất phục vụ thi tại Điểm thi được đảm bảo. Công tác bảo quản đề thi tại Điểm thi an toàn, đúng quy định.

Thế Lượng

report

28/06/2023 11:18

Đề thi Ngữ văn phát huy được năng lực của học sinh

Cô Nguyễn Thị Hoài Thu, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Quang Trung, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng cho rằng, đề thi môn Ngữ văn trong Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023 phù hợp, vừa sức với thí sinh.

Cụ thể, đề thi Ngữ văn giữ nguyên cấu trúc của đề minh họa và các đề thi chính thức đã ra của nhiều năm cho nên không quá xa lạ với học sinh. Phần đọc hiểu không khó. Các em đã tiếp cận rất nhiều lần với những dạng câu hỏi như vậy nên cũng dễ dàng đưa ra phương án trả lời.

Cô Thu cùng học trò (ảnh tư liệu).

Cô Thu cùng học trò (ảnh tư liệu).

Phần Làm văn, ở câu viết đoạn văn lệnh để hỏi cũng quen thuộc, cũng chỉ nhấn mạnh vào một ý là “sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”. Cũng như mọi năm, yêu cầu của đề chỉ viết 200 chữ cho nên câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh

Còn ở Bài văn, ngữ liệu để thi là đoạn cuối của truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Ngữ liệu có độ dài phù hợp với thời gian làm bài, nội dung ngữ liệu hay, phát huy được năng lực viết của học sinh.

Có thể nói đề thi Ngữ văn 2023 đánh giá phát huy được năng lực của học sinh. Với đề thi này các em có thể làm ở mức trung bình từ 6 điểm trở lên.

Nguyễn Dịu

report

28/06/2023 11:20

Câu hỏi Nghị luận xã hội có tính phân hóa

Theo đánh giá của cô Thái Thị Thuận – giáo viên môn Ngữ văn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh): “Đề thi môn Ngữ Văn năm 2023 nhìn chung không đánh đố, phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Với đề thi năm này, vẫn đảm bảo cấu trúc theo đúng hai phần ngữ liệu Đọc hiểu. Đối với phần này khá hay, gần gũi với học sinh và vừa giàu chất thơ.

Các câu hỏi dễ hiểu, vừa sức với đại đa số thí sinh.

Phần Làm văn, cô Thuận cho rằng câu hỏi Nghị luận xã hội có tính phân hóa. Bởi vấn đề đặt ra đòi hỏi thí sinh phải có nhận thức sâu sắc mới viết được trọn vẹn.

Cô Thái Thị Thuận – giáo viên môn Ngữ văn, Tổ phó tổ chuyên môn, Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh NVCC.

Cô Thái Thị Thuận – giáo viên môn Ngữ văn, Tổ phó tổ chuyên môn, Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh NVCC.

Bên cạnh đó, yêu cầu phân tích đoạn văn và vế phụ không có gì mới. Học sinh có thể triển khai được.

Riêng câu hỏi nghị luận văn học, đoạn trích thuộc phần kết của truyện ngắn Vợ nhặt. Chủ yếu là đối thoại gắn với kết thúc mở nên không khó nhưng lại khó viết hay và khó viết dài. Đây thể hiện sự phân hóa cũng như đánh giá để cho thí sinh xét tốt nghiệp và đại học.

Cuối cùng, chúc các em có những buổi thi tiếp theo thành công.

Ngô Chuyên

report

28/06/2023 11:41

Tác phẩm 'Vợ nhặt' quen nhưng yêu cầu đề thi không hề cũ

Cô Lê Thị Hải, giáo viên Ngữ văn, trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum cùng các học sinh lớp 12.

Cô Lê Thị Hải, giáo viên Ngữ văn, trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum cùng các học sinh lớp 12.

Nhận xét về đề thi Ngữ văn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, cô Lê Thị Hải, giáo viên Ngữ văn, trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum cho biết, đề thi chính thức bám sát cấu trúc của đề thi minh họa năm 2023 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra.

Theo đó, đề thi môn Ngữ văn có tính phân hóa cao đối với các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp và đăng kí nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Cô Hải cho rằng, phần Đọc hiểu với ngữ liệu hay, câu hỏi phù hợp với các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Phần Nghị luận văn học với câu hỏi liên quan đến bài "Vợ nhặt" là một tác phẩm rất quen thuộc với học sinh, nhưng đoạn trích và yêu cầu của đề thi lại “không hề cũ”. Cụ thể, học sinh phải có kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh kết hợp với việc nắm rõ giá trị tư tưởng, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Cùng với đó là bối cảnh lịch sử và khát vọng sống mãnh liệt của con người…Từ đó mới có thể làm bài một cách tốt nhất, đạt kết quả cao.

"Nhìn chung, đề thi tương đối hay, tránh tình trạng thí sinh học vẹt, học tủ và phát huy được năng lực của các em", cô Hải nói.

Dung Nguyễn

report

28/06/2023 11:45

Đề Ngữ văn "đúng tầm", trong chỉnh thể có sự liên kết

Thầy Ngô Chiến Thắng – giáo viên Trường THPT Quế Phong (huyện Quế Phong, Nghệ An) nhận định, đề thi môn Ngữ văn năm nay bám sát vào đề thi tham khảo trước đó của Bộ GD&ĐT. Cấu trúc đề truyền thống, rõ ràng và quen thuộc như các năm trước đây. Độ khó của đề “đúng tầm”, phù hợp với học sinh cũng như đáp ứng mục tiêu của đề thi nhằm xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Tuy nhiên, đề vẫn có câu hỏi phân loại được thí sinh, dù tổng thể không khó.

Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, chủ yếu kiểm tra kiến thức cơ bản, học sinh có thể dễ dàng trả lời được và “ăn điểm” tuyệt đối của phần này.

Thầy Ngô Chiến Thắng (ở giữa) - cùng học sinh Trường THPT Quế Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: NVCC.

Thầy Ngô Chiến Thắng (ở giữa) - cùng học sinh Trường THPT Quế Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: NVCC.

Ở câu 1 nghị luận xã hội về chủ đề "cân bằng cảm xúc" vừa có tính thời sự liên quan đến tình trạng bạo lực học đường mà gần đây xã hội đang quan tâm. Đồng thời cũng gần gũi với lứa tuổi học sinh, các em có thể dễ dàng liên hệ với bản thân để phân tích, mở rộng. Câu 2 phần Làm văn nằm trong nội dung chương trình học mà giáo viên các nhà trường chắc chắn đã ôn tập kỹ càng.

Năm nay, Bộ GD&ĐT không giới hạn nội dung ra đề thi như các năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, vì vậy các nhà trường đều bám sát chương trình SGK để dạy học, ôn tập, không thả lỏng cho học sinh.

Riêng câu phân tích đoạn văn trong tác phẩm Vợ nhặt, nội dung phân loại nằm ở yêu cầu liên hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, cụ thể là cách nhìn nhận thời cuộc của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.

Với đề thi này, học sinh không khó để đạt điểm trung bình, và nếu nắm vững kiến thức, các em có thể đạt điểm 7-8. Tuy nhiên để đạt điểm giỏi trở lên sẽ rất khó.

Cô Phan Thị Hồng – Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An cho rằng, đề thi hay, phát hiện được học sinh giỏi có khả năng văn chương.

Cái hay của đề Ngữ văn trước hết là trong chỉnh thể có sự liên kết với nhau. Cụ thể ở phần đọc hiểu nói đến chủ đề giông bão cuộc đời, đến phần nghị luận xã hội lại đề cập đến cân bằng cảm xúc để đối mặt với giông bão đó. Còn phần làm văn, đoạn trích trong tác phẩm Vợ nhặt nhắc đến bối cảnh là tiếng trống thúc thế giữa nạn đói năm 1945 – nhưng mỗi nhân vật lại đều lấp lánh tinh thần lạc quan, niềm tin trong cuộc sống. Đó là nhân vật “thị” kể chuyện "ở trên mạn Thái Nguyên người ta phá kho thóc Nhật..., có nơi chia cho người nghèo". Đó là bà cụ Tứ giấu nước mắt. Là nhân vật Tràng thấy thấp thoáng hình ảnh lá cờ Việt Minh. Tức là mỗi nhân vật đều có tư tưởng thoát khỏi hoàn cảnh, những khó khăn ngặt nghèo trong cuộc sống chứ không buông xuôi theo hoàn cảnh.

Cô Phan Thị Hồng – Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Cô Phan Thị Hồng – Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Chủ đề tổng thể rất hay và cũng khơi gợi, hướng đến cảm xúc tích cực cho thí sinh. Nhưng đề thi có sự phân hóa rõ ràng trong từng phần của đề.

Trước hết, ở phần đọc hiểu, xác định thể thơ, chỉ ra hình ảnh, từ ngữ miêu tả cơn giông mùa hè thí sinh có thể dễ dàng ăn điểm. Nhưng đến câu thứ 3 nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ là bắt đầu mang tính thông hiểu, vận dụng. Thí sinh có thể dễ dàng xác định hình ảnh so sánh là mưa và triệu ngón tay.

Nhưng câu hỏi về tác dụng của biện pháp tu từ này thì đòi hỏi kiến thức, trình độ cảm nhận thơ văn tinh tế của thí sinh. Thông thường, biện pháp tu từ sẽ làm nổi bật nội dung của đoạn thơ, đoạn văn trong một tác phẩm. Nhưng ở đây thì cái nổi bật lên là tính đặc sắc của hình ảnh, thể hiện tài năng, sự liên tưởng của tác giả. Chính vì vậy, thí sinh sẽ không dễ dàng để viết và ăn trọn 1 điểm của câu hỏi này, mà đa phần sẽ làm được từ 0,5 – 0,75/1 điểm.

Còn phần làm văn phân tích đoạn trích trong tác phẩm Vợ nhặt quen thuộc, không xa lạ và gây bất ngờ cho các em. Nhưng đoạn trích không có nhiều chi tiết để khai thác, học sinh sẽ rất khó để phân tích từ những chi tiết ít ỏi này để lẩy ra ý văn. Và học sinh phải bản lĩnh mới tìm được thông điệp của nhà văn gửi gắm qua từng suy nghĩ, hành động của nhân vật trong đoạn trích.

Thí sinh Nghệ An hoàn thành bài thi môn Ngữ văn - kỳ thi Tốt nghiệp THPT sáng 28/6. Ảnh: Hồ Lài.

Thí sinh Nghệ An hoàn thành bài thi môn Ngữ văn - kỳ thi Tốt nghiệp THPT sáng 28/6. Ảnh: Hồ Lài.

Bên cạnh đó, ý thứ 2 về nhận xét cách nhìn nhận của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích cũng phải là những em nắm vững kiến thức và am hiểu mới chỉ ra được. Tuy nhiên, các em cũng không nên quá lo lắng, vì thông thường trong barem điểm các năm, ý phân loại này chỉ chiếm tối đa 0,5 điểm.

Còn câu nghị luận xã hội gần gũi, dạng vấn đề quen thuộc đã được giáo viên ôn tập nhiều nên các em không khó để làm bài, thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình.

Với đề thi này, phần đông học sinh sẽ thấy không quá khó, cảm giác dễ viết nhưng chỉ ở mức cơ bản, chưa sâu. Phổ điểm từ 7 – 8 sẽ có nhiều. Nhưng để đạt điểm giỏi, nhất là từ 9 điểm trở lên sẽ ít hơn nhiều so với năm trước.

Hồ Lài

Báo Giáo dục và Thời đại

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/de-thi-ngu-van-dung-voi-co-cau-cua-de-mau-co-suc-phan-hoa-cao-post644729.html