Đề xuất mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân mới từ 13,3 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế cho Luật 2007). Dự thảo có sự thay đổi đáng kể khi các mức giảm trừ gia cảnh đã không được đưa trực tiếp vào Luật. Các mức giảm trừ này sẽ được Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

Đềxuất 2 phương án giảm trừ gia cảnh

Theodự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) của thuế thu nhập cánhân (TNCN), Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm trừ gia cảnh. Đáng chú ý, đềxuất dự thảo Nghị quyết này được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngàyký và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.

Theodự thảo, phương án 1, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 13,3 triệu đồng/tháng(mức hiện hành là 11 triệu đồng/tháng); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộclà 5,3 triệu đồng/tháng (hiện hành là 4,4 triệu đồng/tháng). Ở phương án 2, mứcgiảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 15,5 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ đôívới mỗi người phụ thuộc là 6,2 triệu đồng/tháng.

BộTài chính cho biết, việc điều chỉnh mức mức GTGC cho người nộp thuế và cho môĩngười phụ thuộc theo biến động của chỉ số CPI theo đúng quy định của Luật ThuếTNCN hiện hành, bám sát phương diện cơ sở áp dụng các khoản giảm trừ theo nhu câùthiết yếu của cuộc sống và mức độ trượt giá từ thời điểm điều chỉnh mức GTGC gầnnhất (năm 2020).

Đồngthời lý giải, ở phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức GTGC theo tốcđộ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. TheoBộ Tài chính, việc điều chỉnh mức GTGC theo tốc độ tăng GPD bình quân đầu ngươìvà thu nhập bình quân đầu người sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộpthuế ở mức cao hơn, người dân được hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hôịcủa đất nước và đời sống xã hội được nâng lên.

Thựchiện phương án này sẽ có tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ thuếTNCN trong một số năm đầu (khoảng 12.000 tỉ đồng theo phương án 1 và 21.000 tỉđồng theo phương án 2). Tuy nhiên, mức GTGC cao hơn, đồng nghĩa với số thuế phảinộp ít đi, thu nhập khả dụng của người dân sẽ tăng lên, sẽ góp phần kích thíchtăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và cải thiện đời sống của ngươìdân, qua đó có thể gián tiếp làm tăng thu NSNN từ các nguồn thu khác trongtrung và dài hạn.

Vơímức giảm trừ như đề xuất, những người có thu nhập thấp hơn sẽ được hưởng lợi nhiêùhơn.

Đángchú ý, thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định mức GTGC theo mứclương tối thiểu vùng, mức GTGC ở các đô thị, thành phố lớn cần phải cao hơn ởkhu vực nông thôn, miền núi do chi phí đắt đỏ hơn; cũng có ý kiến cho rằng phảicó chính sách thuế điều tiết cao hơn đối với cá nhân ở các đô thị, thành phố lớnđể hạn chế nhập cư, di dân vào các đô thị lớn... Trả lời vấn đề này, đạidiện Bộ Tài chính cho biết, thực chất, khi thực hiện chính sách tiền lương cũngđã quy định chính sách tiền lương theo từng vùng miền, do đó, không thể quy địnhcác mức GTGC thuế TNCN khác nhau ở từng vùng, miền.

Rútngắn biểu thuế tính thuế TNCN

Hiện,biểu thuế lũy tiến từng phần với người làm công ăn lương gồm 7 bậc, thuế suất từ5% đến 35% với mức tính thuế (chênh lệch sau khí tính GTGC) từ mức 5 triệu đồng/thángvà các mức tăng chịu thuế chỉ ở bước 5 triệu đồng.

Theodự thảo Luật TNCN thay thế, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án tính thuế TNCN luỹtiến và khoảng cách thu nhập tính thuế được nới rộng hơn.

Tạidự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) mới nhất, Bộ Tài chính đưa ra 2phương án sửa đổi biểu thuế này, theo hướng giảm số bậc và nới rộng khoảng cáchthu nhập. Cụ thể, ở phương án 1, với mức chịu thuế được tính từ chênh lệch 10triệu đồng/tháng, người lao động sẽ bị tính thuế 5%; mức 2 chênh từ 10-30/thángtriệu chịu mức thuế 15%; mức 3 chênh từ 30-50 triệu/tháng chịu mức thuế 25%; mức4 từ 50-80 triệu đồng/tháng chịu mức thuế 30% và chênh lệch trên 80 triệu/thángsẽ đóng thuế 35%.

Ởphương án 2, 2 mức chịu thuế đầu tiên tương tự phương án 1, chỉ thay đổi từ mứcchịu thuế thứ 3 khi khoảng cách được nới rộng hơn (mức đóng thuế cũng tương tựphương án 1) từ 30-60 triệu đồng/tháng; 60-100 triệu đồng/tháng và trên 100 triêụđồng/tháng.

TheoBộ Tài chính, việc thu hẹp số bậc thuế sẽ đơn giản trong quản lý, thu thuế, tạothuận lợi cho kê khai và xu hướng cải cách thuế trên thế giới. Thực hiện theohai phương án đều đáp ứng được mục tiêu giảm bậc, điều chỉnh thu nhập tính thuêớ̉ từng bậc.

Hoàng Tú

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/de-xuat-muc-giam-tru-gia-canh-thue-thu-nhap-ca-nhan-moi-tu-13-3-trieu-dong-thang.html