Đề xuất nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 163 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với 2 đề xuất nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu để hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó,HoREA cho rằng chưa cần thiết quy địnhđảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ khi phát hành không quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lý giải về điều này,HoREA cho biết,theo kết quả hoạt động phát hành trái phiếu của 177 doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2019, 149 doanh nghiệp (chiếm 84,2%) có giá trị phát hành trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu.
Tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn điều lệ thấp, hoặc doanh nghiệp phát hành trái phiếu để trả nợ... thì có nhu cầu phát hành trái phiếu cao hơn mức 3 lần vốn chủ sở hữu.
Đối với quy địnhmỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong 90 ngày kể từ ngày công bố, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng,HoREA đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong một năm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu.
Thời điểm phát hành trái phiếu do doanh nghiệp quyết định, không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt trong năm. Trái phiếu phát hành trong một đợt phải thống nhất cùng điều kiện, điều khoản.
Theo HoREA, thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn nên chưa cần thiết phảisiết lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tại thời điểm này, mà chỉ nên tập trung xây dựng các quy định pháp luật nhằm tăng cường tính minh bạch của phương án phát hành trái phiếu
Trước đó, Bộ Tài chính cho biết sự nới lỏng về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong Nghị định 163 được ban hành cách đây hơn một năm đã giúp nhiều doanh nghiệp huy động được một lượng không nhỏ vốn trung và dài hạn, giảm đáng kể sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Tuy nhiên, sự nới lỏng cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu bằng mọi giá khi đẩy lãi suất huy động lên cao, làm tăng rủi ro cho chính doanh nghiệp và cả nhà đầu tư. Do vậy, Bộ Tài chính đang xem xét quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này.
Trong năm 2019, đã có gần 30 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó có 11 doanh nghiệp phát hành vượt 50 lần và 6 doanh nghiệp vượt tới 100 lần vốn chủ sở hữu.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp tuy phát hành với khối lượng rất lớn nhưng không công khai mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Có doanh nghiệp đã trả lãi tới 20%/ năm, vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp và phá vỡ mặt bằng lãi suất chung.