Đền Chợ Củi thờ Quan Hoàng Mười ở Hà Tĩnh, chốn linh thiêng tìm về

Những ngày đầu năm mới, đền Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đón hàng nghìn du khách thập phương đến dâng hương, dâng lễ cầu may.

 Đền Củi (thờ quan Hoàng Mười) tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống dòng sông Lam. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.

Đền Củi (thờ quan Hoàng Mười) tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống dòng sông Lam. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.

Theo quan niệm dân gian, quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp, chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc vào mỗi dịp đầu năm. Với vị trí địa linh, sơn thủy hữu tình, ngôi đền cổ kính nằm bên dòng sông Lam (Hà Tĩnh) là điểm đến truyền thống không chỉ của người dân Nghệ Tĩnh, mà còn là điểm đi lễ yêu thích của người dân các tỉnh miền Trung và cả nước.

Theo quan niệm dân gian, quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp, chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc vào mỗi dịp đầu năm. Với vị trí địa linh, sơn thủy hữu tình, ngôi đền cổ kính nằm bên dòng sông Lam (Hà Tĩnh) là điểm đến truyền thống không chỉ của người dân Nghệ Tĩnh, mà còn là điểm đi lễ yêu thích của người dân các tỉnh miền Trung và cả nước.

Theo lịch sử đền Củi, ông Hoàng Mười là con của Long Thần Bát Hải Đại vương. Ông vốn là quan trên Đế Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên. Sau đó, ông giáng trần theo lệnh để giúp dân chúng; thân thế của ông sau khi hạ phàm có rất nhiều dị bản. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1993.

Theo lịch sử đền Củi, ông Hoàng Mười là con của Long Thần Bát Hải Đại vương. Ông vốn là quan trên Đế Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên. Sau đó, ông giáng trần theo lệnh để giúp dân chúng; thân thế của ông sau khi hạ phàm có rất nhiều dị bản. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1993.

Đến hẹn lại lên, những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, Khu di tích lịch sử Đền Củi là địa chỉ du xuân, dâng hương cầu lộc, cầu may mắn, bình an trong năm mới của hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Mọi người cùng nhau thắp hương cầu lộc, cầu tài, mong mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Đến hẹn lại lên, những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, Khu di tích lịch sử Đền Củi là địa chỉ du xuân, dâng hương cầu lộc, cầu may mắn, bình an trong năm mới của hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Mọi người cùng nhau thắp hương cầu lộc, cầu tài, mong mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Trước sân ngoài là miếu cô Chín, hai góc sân trong là miếu Cô, miếu Cậu. Ba miếu trên đều thờ quân gia, thế thần của đức thánh mẫu Liễu Hạnh. Hạ điện gồm 3 gian, 4 vì, 8 cột bằng lim. Tại gian giữa hạ điện có đặt Long ngai và tượng Hưng Đạo đại vương trong tư thế ngồi. Trung điện gồm 3 gian, 2 hồi, gian chính thờ tượng Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

Trước sân ngoài là miếu cô Chín, hai góc sân trong là miếu Cô, miếu Cậu. Ba miếu trên đều thờ quân gia, thế thần của đức thánh mẫu Liễu Hạnh. Hạ điện gồm 3 gian, 4 vì, 8 cột bằng lim. Tại gian giữa hạ điện có đặt Long ngai và tượng Hưng Đạo đại vương trong tư thế ngồi. Trung điện gồm 3 gian, 2 hồi, gian chính thờ tượng Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

 Hằng năm du khách muôn phương về đây hành lễ, vãn cảnh đắm mình trong phong cảnh nên thơ. Qua đó tạo cho khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại, ở chốn linh thiêng này.

Hằng năm du khách muôn phương về đây hành lễ, vãn cảnh đắm mình trong phong cảnh nên thơ. Qua đó tạo cho khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại, ở chốn linh thiêng này.

Anh Võ Hoàng ở TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mùng 1 tết, gia đình tôi lại về đền Củi để dâng lễ, thắp hương cầu mong bước sang năm mới luôn mạnh khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn”. Việc dâng lễ tùy vào tín chủ muốn cầu may, cầu an, cầu duyên, giải hạn để sắm lễ nhiều hay ít, giá mỗi mâm lễ từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng. Dọc tuyến đường vào đền, nhiều dịch vụ như: sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ… thu hút nhiều du khách.

Anh Võ Hoàng ở TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mùng 1 tết, gia đình tôi lại về đền Củi để dâng lễ, thắp hương cầu mong bước sang năm mới luôn mạnh khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn”. Việc dâng lễ tùy vào tín chủ muốn cầu may, cầu an, cầu duyên, giải hạn để sắm lễ nhiều hay ít, giá mỗi mâm lễ từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng. Dọc tuyến đường vào đền, nhiều dịch vụ như: sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ… thu hút nhiều du khách.

 Qua hàng trăm năm, di tích Đền Chợ Củi được giữ gìn và tôn tạo, đền Quan Hoàng Mười ngày nay đã trở hành điểm đến truyền thống, chốn tâm linh của người dân Xứ Nghệ và du khách thập phương. Nhất là những ngày đầu năm Tết Nguyên đán, Đền Quan Hoàng Mười nườm nượp dòng người tới thắp hương, kính lễ.

Qua hàng trăm năm, di tích Đền Chợ Củi được giữ gìn và tôn tạo, đền Quan Hoàng Mười ngày nay đã trở hành điểm đến truyền thống, chốn tâm linh của người dân Xứ Nghệ và du khách thập phương. Nhất là những ngày đầu năm Tết Nguyên đán, Đền Quan Hoàng Mười nườm nượp dòng người tới thắp hương, kính lễ.

Mời độc giả xem thêm video Mãn nhãn màn “rước kiệu bay” tại ngôi đền nổi tiếng nhất xứ Nghệ:

Thanh Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/den-cho-cui-tho-quan-hoang-muoi-o-ha-tinh-chon-linh-thieng-tim-ve-1956222.html