Đến Hội An xem triển lãm 'Búp bê Nhật Bản' và 'Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e'

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 20 sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản. Thành phố Hội An phối hợp với các địa phương, tổ chức và cá nhân tại Nhật Bản mang đến cho khán giả chuỗi các hoạt động mới lạ, đặc sắc diễn ra từ ngày 2/8 đến 4/8 nhằm chào mừng dấu mốc đầy ý nghĩa này.

Mở đầu chuỗi sự kiện là triển lãm “Búp bê Nhật Bản” tại Nhà trưng bày văn hóa Nhật Bản (ố 06 Nguyễn Thị Minh Khai) và triển lãm “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e” tại Nhà số 39, đường Nguyễn Thái Học do UBND thành phố Hội An phối hợp Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức, mang đến những sắc màu độc đáo của sự kết hợp giữa hơi thở quá khứ với thẩm mỹ và những cảm hứng thời đại nhằm tạo ra những tác phẩm đầy sáng tạo.

Các triển lãm sẽ mở cửa miễn phí từ hôm nay đến hết ngày 4/8/2024.

Triển lãm “Búp bê Nhật Bản”

Đã trở thành một thành tố văn hóa của xứ Phù Tang, búp bê là hình ảnh quen thuộc và có mặt lâu dài trong tiến trình lịch sử của Nhật Bản. Theo quan niệm của người Nhật, búp bê tượng trưng cho sự may mắn, bình an và hạnh phúc.

Đã trở thành một thành tố văn hóa của xứ Phù Tang, búp bê là hình ảnh quen thuộc và có mặt lâu dài trong tiến trình lịch sử của Nhật Bản. Theo quan niệm của người Nhật, búp bê tượng trưng cho sự may mắn, bình an và hạnh phúc.

Búp bê truyền thống Nhật Bản có nhiều màu sắc, kiểu dáng và được phân thành nhiều loại cho các mục đích xã hội khác nhau. Mỗi tạo hình búp bê là một tác phẩm nghệ thuật giàu xúc cảm và trí tuệ, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của nghệ nhân chế tác.

Búp bê truyền thống Nhật Bản có nhiều màu sắc, kiểu dáng và được phân thành nhiều loại cho các mục đích xã hội khác nhau. Mỗi tạo hình búp bê là một tác phẩm nghệ thuật giàu xúc cảm và trí tuệ, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của nghệ nhân chế tác.

Qua nhiều công đoạn khác nhau, cùng sự khéo léo, tỉ mẩn, các nghệ nhân đã thổi hồn vào tác phẩm để tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi búp bê; vì vậy, các mẫu búp bê này đều mang giá trị nghệ thuật và sáng tạo cao.

Qua nhiều công đoạn khác nhau, cùng sự khéo léo, tỉ mẩn, các nghệ nhân đã thổi hồn vào tác phẩm để tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi búp bê; vì vậy, các mẫu búp bê này đều mang giá trị nghệ thuật và sáng tạo cao.

Triển lãm trưng bày 29 tác phẩm búp bê truyền thống, từ những búp bê trong trang phục lộng lẫy, đến những búp bê gỗ Kokeshi giản dị, mang vẻ đẹp thuần khiết của gỗ.

Triển lãm trưng bày 29 tác phẩm búp bê truyền thống, từ những búp bê trong trang phục lộng lẫy, đến những búp bê gỗ Kokeshi giản dị, mang vẻ đẹp thuần khiết của gỗ.

Bộ sưu tập này không chỉ làm toát lên khía cạnh nổi bật của văn hóa Nhật Bản mà còn thể hiện nét đẹp tâm hồn, khí phách của một dân tộc.

Bộ sưu tập này không chỉ làm toát lên khía cạnh nổi bật của văn hóa Nhật Bản mà còn thể hiện nét đẹp tâm hồn, khí phách của một dân tộc.

Đến với chương trình khai mạc Triển lãm “Búp bê Nhật Bản” tại Hội An, khán giả còn được tham quan Nhà trưng bày văn hóa Nhật Bản, trải nghiệm hoạt động Trà đạo và gấp giấy Origami đầy thú vị.

Đến với chương trình khai mạc Triển lãm “Búp bê Nhật Bản” tại Hội An, khán giả còn được tham quan Nhà trưng bày văn hóa Nhật Bản, trải nghiệm hoạt động Trà đạo và gấp giấy Origami đầy thú vị.

Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e”

Ở một không gian khác trong Khu phố cổ, tại nhà số 39 đường Nguyễn Thái Học, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e” là làn gió mới của sự sáng tạo dựa trên nguồn cảm hứng từ những truyền thống lâu đời. Đó là câu chuyện của dòng chảy sáng tạo được lan rộng, kết nối ở không gian xa hơn, xuyên quốc gia, văn hóa được “đối thoại” với văn hóa.

Những nghệ sĩ trẻ, đầy tài năng của Việt Nam đã có sự đào sâu nghiên cứu và kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống Việt với dòng tranh gỗ Ukiyo-e nổi tiếng của Nhật Bản.

Những nghệ sĩ trẻ, đầy tài năng của Việt Nam đã có sự đào sâu nghiên cứu và kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống Việt với dòng tranh gỗ Ukiyo-e nổi tiếng của Nhật Bản.

Từ những ý tưởng về các chất liệu mỹ thuật quen thuộc của Việt Nam như giấy Dó, sơn mài, lụa... cộng với những giá trị tinh hoa trong sáng tạo cũng như tinh thần Nhật Bản của dòng tranh gỗ nổi tiếng đã mang đến những sáng tác độc đáo, mang hơi thở của thời đại, của những sáng tạo cá nhân trên dựa trên nguồn cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản.

Từ những ý tưởng về các chất liệu mỹ thuật quen thuộc của Việt Nam như giấy Dó, sơn mài, lụa... cộng với những giá trị tinh hoa trong sáng tạo cũng như tinh thần Nhật Bản của dòng tranh gỗ nổi tiếng đã mang đến những sáng tác độc đáo, mang hơi thở của thời đại, của những sáng tạo cá nhân trên dựa trên nguồn cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản.

Thông qua triển lãm, một lần nữa khẳng định Hội An là vùng đất “hội nhân”, hội tụ văn hóa, là nơi thu hút các chuyên gia, nghệ sĩ, nhà sáng tạo về định cư, sinh sống, sáng tác. Để từ đó, mạch nguồn sáng tạo vẫn luôn được gìn giữ và tiếp nối trên mảnh đất này.

Thông qua triển lãm, một lần nữa khẳng định Hội An là vùng đất “hội nhân”, hội tụ văn hóa, là nơi thu hút các chuyên gia, nghệ sĩ, nhà sáng tạo về định cư, sinh sống, sáng tác. Để từ đó, mạch nguồn sáng tạo vẫn luôn được gìn giữ và tiếp nối trên mảnh đất này.

Triển lãm “Búp bê Nhật Bản” và “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e” sẽ là không gian của sự hội tụ tinh hoa sáng tạo và giao hòa tinh thần dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Ở đó, những giá trị truyền thống và văn hóa sáng tạo sẽ là dòng chảy vô tận và lan tỏa rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Vượt ra khỏi những lý giải chật hẹp thông thường, sáng tạo là vô hạn và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc là bệ đỡ, là động lực để các giá trị khác lên ngôi và tỏa sáng.

Mỹ Linh

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/den-hoi-an-xem-trien-lam-bup-be-nhat-ban-va-doi-thoai-voi-dong-tranh-ukiyo-e-c9a78956.html