UBND thành phố Hội An đã chỉ đạo khắc phục được 12 trường hợp, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 trường hợp và nộp số tiền sử dụng đất còn thiếu do tính sai theo quy định vào ngân sách nhà nước đối với 11 trường hợp.
Với sự phối hợp chặt chẽ từ các cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an và chính quyền địa phương, hàng trăm hộ dân đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trước sự đe dọa của thiên tai.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam giúp dân chằng nhà chống bão Trà Mi, hỗ trợ tàu thuyền di chuyển đến khu neo đậu.
Các lực lượng bộ đội, công an, biên phòng, dân quân, cán bộ xã phường... ở Quảng Nam đội mưa giúp dân chằng chống nhà cửa, ứng phó với bão Trà Mi (bão số 6).
Thành phố Hội An (Quảng Nam) có 1.432 di tích, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh và 1.358 di tích nằm trong danh mục bảo vệ.
Hàng chục di tích thuộc diện nhà cổ ở Hội An xuống cấp nghiêm trọng. Người dân nơm nớp trong những ngôi nhà rệu rã, càng lo hơn khi mùa mưa bão đang tới.
Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ Khu nghỉ dưỡng Cồn Ba Xã. Nguyên nhân một phần là do Thành phố Hội An chậm hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/500 của dự án.
Các gia đình văn hóa 3 năm liên tục và có uy tín trong cộng đồng tại Hội An sẽ được triển khai thí điểm mô hình lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ.
Qua kết quả khảo sát, trong khu phố cổ Hội An có 36 di tích xuống cấp, trong đó có 10 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 17 di tích xuống cấp nặng và 9 di tích xuống cấp nhẹ.
Sự hiện diện của Chùa Cầu là minh chứng cho sự có mặt của kiều dân Nhật Bản và Trung Hoa ở Hội An, một thời kỳ lịch sử chung sống làm ăn...
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 cũng gần với thời điểm tựu trường của học sinh, sinh viên trên toàn quốc, dự báo lượng người và phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng cao.
Sau 3 ngày tranh tài (từ ngày 9 - 11/8), cống hiến cho khán giả và người hâm mộ môn Taekwondo nhiều trận đấu kịch tính, đòn đánh dũng mãnh, kỹ thuật và đầy tinh thần thượng võ, chiều 11/8, Giải Taekwondo vô địch các Câu lạc bộ tỉnh Quảng Nam năm 2024 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hội An tổ chức đã bế mạc.
Khai thác những giá trị gắn với mỗi vùng đất để hình thành những tác phẩm nghệ thuật nhằm thu hút người dân và khách du lịch là một hướng đi đúng, trong bối cảnh nền công nghiệp văn hóa đang được đẩy mạnh. Và vở múa đương đại 'Rơm' sắp ra mắt tại Hội An, được xem như một nỗ lực đáng ghi nhận.
Công an thành phố Hội An, Quảng Nam đang điều tra làm rõ nguyên ngân khiến một người tử vong, một người bị thương khi thi công cống thoát nước tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Nhị Trưng - Cồn Thu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 xảy ra ngày 5/8.
Tối ngày 6/8, tại xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Festival 'Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ' 2024 và đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng.
Tối 6/8, tại xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Festival 'Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ' 2024 và đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Văn hóa không chỉ là di sản mà còn là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển đời sống, kinh tế, xã hội... Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, phát huy vốn văn hóa đóng vai trò quan trọng nhằm xây dựng đô thị bền vững và đáng sống.
Tối nay 4/8, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra Lễ bế mạc sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20 năm 2024. Nhiều hoạt động tại sự kiện giao lưu năm nay để lại dấu ấn riêng và là sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của địa phương.
Sau hơn 19 tháng triển khai thi công tu bổ, chiều 3/8, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành dự án Tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều).
Hướng đến chào mừng kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024), chiều 3/8, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) sau hơn một năm rưỡi trùng tu.
Tại Lễ khánh thành Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu chiều 3/8, Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định dự án đã đạt được những thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong đợi của những ai yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này.
Cuối giờ chiều nay (3/8), UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ khánh thành Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu. Đây là sự kiện ý nghĩa trong chuỗi hoạt động 'Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20 năm 2024', hướng đến chào mừng kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).
Chiều 3/8, tại lễ khánh thành dự án tu bổ di tích chùa Cầu (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam), lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, tỉnh này luôn cầu thị, lắng nghe các ý kiến trái chiều về dự án tu bổ Chùa Cầu.
Chiều tối 3/8, UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều).
Ông Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết quá trình trùng tu Chùa Cầu đã được thành phố Hội An tiến hành rất kỹ lưỡng về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa và các quy trình, thủ tục pháp lý.
Tối ngày 2/8, sự kiện Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20 đã chính thức khai mạc, mang đến một đêm nghệ thuật đầy ấn tượng với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản như múa rắn Kagura, nhóm nhạc Kolme, Anirock và các ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Những tiết mục truyền thống đặc sắc của Hội An cũng đã thực sự chinh phục khán giả.
Tối 2/8, tại Vườn Tượng, UBND thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức khai mạc Chương trình giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20, năm 2024.
Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết: Chùa Cầu sau khi trùng tu đảm bảo yếu tố hài hòa và chân xác.
Trước những ý kiến trái chiều về màu sơn của Chùa Cầu sau trùng tu, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An, tỉnh Quảng Nam, đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án tu bổ Chùa Cầu, khẳng định việc trùng tu được thực hiện bài bản, khoa học, đúng luật và sẽ không điều chỉnh màu sơn Chùa Cầu.
Di tích Chùa Cầu (Hội An) gây tranh cãi khi khoác lên chiếc áo mới tươi sáng, màu sắc, không mang vẻ hoài niệm. Trước đó nhiều di tích, công trình kiến trúc gây xôn xao sau khi trùng tu.
LTS: Chỉ còn ít ngày nữa, công trình tu bổ di tích Chùa Cầu sẽ hoàn thiện và lễ khánh thành được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20.
Chiều 29/7, trao đổi với phóng viên TTXVN về những ý kiến trái chiều xoay quanh màu sắc của Chùa Cầu sau khi trùng tu, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Sơn cho biết: Chùa Cầu sau khi trùng tu đảm bảo yếu tố hài hòa và chân xác.
Trước ý kiến hình ảnh di tích Chùa Cầu sau trùng tu có nhiều nét khác lạ, hiện đại, lãnh đạo TP Hội An khẳng định, việc trùng tu đã được thực hiện đúng nguyên tắc, giữ tối đa yếu tố gốc.
Sau 19 tháng thi công, dự kiến, ngày 3/8 tới đây, Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được khánh thành đưa vào sử dụng, phục vụ khách tham quan. Mấy ngày nay đã có những ý kiến khác nhau về Chùa Cầu sau trùng tu. Người khen đẹp, hợp lý nhưng cũng có ý kiến cho rằng, màu sơn Chùa Cầu sau trùng tu chưa đúng nguyên bản.
Ngành chức năng Tp. Hội An (tỉnh Quảng Nam) khẳng định việc tu bổ Chùa Cầu giữ nguyên màu hiện trạng của tất cả cấu kiện gỗ, bao gồm cả những chi tiết chạm khắc trang trí, hoành phi, liễn đối, không sơn vẽ gì thêm…
Diện mạo 'tươi mới, khác lạ' của di tích Chùa Cầu Hội An sau khi tu bổ đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.
Chủ tịch thành phố Hội An khẳng định đánh giá tổng quan thì việc trùng tu di tích Chùa Cầu thực hiện đúng hồ sơ giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu. Lần đại trùng tu này đem đến sự vững bền cho di tích, đó là điều quan trọng nhất, và giữ được các yếu tố gốc tối đa nhất. Tuy nhiên, những ý kiến về vấn đề màu sắc di tích sẽ tiếp tục nghiên cứu, trong thời gian từ nay đến ngày 3/8 (lễ khánh thành), có thể pha lại màu sắc như thế nào cho ít thay đổi nhất', ông Sơn nói.
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 20 sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản. Thành phố Hội An phối hợp với các địa phương, tổ chức và cá nhân tại Nhật Bản mang đến cho khán giả chuỗi các hoạt động mới lạ, đặc sắc diễn ra từ ngày 2/8 đến 4/8 nhằm chào mừng dấu mốc đầy ý nghĩa này.
Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - biểu tượng của Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành các hạng mục chính, chuẩn bị khánh thành phục vụ khách tham quan.
Triển lãm 'Búp bê Nhật Bản' và 'Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e' do UBND TP Hội An (Quảng Nam) phối hợp Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức, mang đến những sắc màu độc đáo của sự kết hợp giữa hơi thở quá khứ với thẩm mỹ và những cảm hứng thời đại nhằm tạo ra những tác phẩm đầy sáng tạo.
UBND Thành phố Hội An nhận thấy, nguyên nhân gây ra sạt lở bờ biển Cửa Đại là do đơn vị đang thi công của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam gây ra.
Sau 2 năm trùng tu, di tích Chùa Cầu đã hoàn thành các hạng mục chính và dự kiến đón khách vào đầu tháng 8/2024. Chùa Cầu được UBND thành phố Hội An, Quảng Nam phê duyệt tu bổ ngày 28/12/2022, kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Trước đó, di tích đã qua bảy lần trùng tu.
Chiều 20/7, một cano du lịch bị chìm trên vùng biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An sau khi chở một nhóm khách đi lặn biển. Theo lãnh đạo thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân cano bị chìm do sự cố kỹ thuật, lúc bị chìm trên cano không có du khách.