Đến năm 2035, tỉnh Hà Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đây là mục tiêu được xác định trong Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh phê duyệt với điều kiện có bổ sung.
Ngày 14/4, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đã tiến hành họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu trung ương Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cho biết, Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, có vị trí đặc biệt quan trọng với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, với các hạ tầng giao thông cấp quốc gia đi qua. Hà Nam cũng là nơi có vị trí gần với nguồn nhân lực chất lượng cao (Hà Nội) và rất gần với các cảng hàng không, cảng biển trọng điểm của đất nước. Đặc biệt, Hà Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch dồi dào, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được đầu trung ương và phát triển (Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc; Đền Trúc Ngũ động sơn, Bát Cảnh Sơn...).
“Đây là những lợi thế của Hà Nam không chỉ trong thu hút đầu trung ương mà còn thuận lợi trong việc liên kết phát triển với các địa phương”, Thứ trưởng nêu rõ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Hà Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như: (i) Quỹ đất sử dụng nhỏ; (ii) Kinh tế nghèo, phụ thuộc vào hỗ trợ của TƯ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ đạo; năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp; (iii) Hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối (nhất là giao thông) qua tỉnh khá nhiều, song lại tạo sự chia cắt không gian; (iv) Các KCN, CCN đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (v) Nguồn nhân lực trình độ, năng suất lao động thấp; quá trình xuất cư dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”; (vi) Việc huy động các nguồn lực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Do đó, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy cho biết, tỉnh xác định công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tạo ra khung pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng để kiến tạo không gian phát triển mới, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
“Đây là cơ hội sắp xếp, rà soát lại các ngành vừa phù hợp với quy hoạch các ngành quốc gia vừa phù hợp với quy hoạch địa phương, đảm bảo không bị vướng mắc, cản trở phát triển trong quá trỉnh triển khai thực hiện quy hoạch”, bà Thủy nhấn mạnh.
Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2030: Cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và phấn đấu đến năm 2035, tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Anh Chức, tỉnh định hướng phát triển dựa trên khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của tỉnh để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện theo hướng tập trung phát triển công nghiệp tạo động lực và nhu cầu phát triển dịch vụ, đô thị và kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, Hà Nam sẽ tập trung phát triển 2 trục động lực là Trục động lực Bắc - Nam và trục động lực Đông - Tây; 3 đột phá chiến lược gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng (ii) Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính(ii) Phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; 4 trụ cột tăng trưởng là công nghiệp, đô thị, du lịch, kinh tế nông nghiệp.
Tỉnh đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sự sáng tạo trong ban hành các cơ chế, chính sách; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng khoa học - công nghệ; (3) Mở rộng quỹ đất, thu hút đầu trung ương phát triển các KCN, CCN, khu logistics và khu công nghệ cao; (4) Tập trung thu hút vốn đầu trung ương nhằm duy trì các động lực tăng trưởng hiện tại và tạo ra các động lực tăng trưởng mới; (5) Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, hệ sinh thái, cảnh quan môi trường; (6) Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường (7) Chủ động hợp tác quốc tế.
Về tổ chức, sắp xếp không gian phát triển, tỉnh Hà Nam sẽ phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh và bền vững, phát triển không gian đô thị tập trung theo các hành lang phát triển, tránh dàn trải và kết nối thông suốt.
Đồng thời, bố trí hợp lý các cụm đô thị - công nghiệp, hình thành các nêm xanh để kiểm soát về không gian và kiểm soát chặt chẽ về quỹ đất phát triển đô thị đảm bảo về môi trường sinh thái và phát triển bền vững.