Đèn phanh ô tô một bên bị hỏng, có được đăng kiểm?

Trong quá trình tham gia giao thông, hệ thống đèn phanh trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng, giúp cảnh báo cho các phương tiện phía sau biết khi nào tài xế đang phanh xe. Trong đó, 2 đèn đối xứng hai bên ở đèn hậu được đánh giá là quan trọng nhất, bắt buộc phải lắp đặt đầy đủ.

Theo quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2015), mỗi chiếc ô tô bắt buộc phải được trang bị ít nhất hai đèn phanh đối xứng ở cụm đèn hậu.

Những đèn này phải hoạt động bình thường, ánh sáng phải là màu đỏ và phải đủ cường độ để có thể nhận biết từ khoảng cách 20 mét trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Đai diện lãnh đạo trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội cho biết: "Khi kiểm tra xe, đăng kiểm viên bắt buộc phải kiểm tra hai đèn phanh đối xứng. Nếu một trong hai đèn này không sáng, bị nứt vỡ hoặc không đạt yêu cầu về cường độ ánh sáng, xe sẽ bị trượt đăng kiểm".

 Ô tô nếu bị hỏng một trong hai đèn phanh lắp đối xứng nhau ở cụm đèn hậu sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Ô tô nếu bị hỏng một trong hai đèn phanh lắp đối xứng nhau ở cụm đèn hậu sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Theo quy định tại Thông tư 08/2023, nếu đèn phanh của xe không đầy đủ, bị vỡ, lắp đặt không đúng vị trí, không sáng khi đạp phanh, hoặc ánh sáng không phải màu đỏ, cường độ sáng không đủ, xe sẽ bị xếp vào trường hợp "hư hỏng, khiếm khuyết quan trọng" và không đạt yêu cầu đăng kiểm.

Đặc biệt, với những xe có ba đèn phanh, bao gồm một đèn phanh trung tâm trên kính hậu và hai đèn phanh đối xứng, chỉ cần hai đèn phanh đối xứng hoạt động bình thường thì xe vẫn đạt đăng kiểm, kể cả khi đèn phanh trung tâm không sáng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đèn phanh không sáng khi đạp phanh. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do cháy bóng đèn hoặc công tắc bàn đạp phanh bị hư hỏng.

 Ô tô bị hư hỏng đèn phanh không chỉ gây nguy hiểm cho lái xe mà còn cho người tham gia giao thông khác.

Ô tô bị hư hỏng đèn phanh không chỉ gây nguy hiểm cho lái xe mà còn cho người tham gia giao thông khác.

Công tắc này nằm ngay trên trục của bàn đạp phanh, khi người lái đạp phanh, công tắc sẽ kích hoạt để đèn phanh sáng lên. Sau một thời gian sử dụng, công tắc này có thể bị mòn hoặc hỏng, dẫn đến việc đèn phanh không hoạt động đúng cách.

Ngoài ra, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gặp vấn đề hoặc phanh tay không được kéo hết cũng có thể là nguyên nhân khiến đèn phanh sáng liên tục hoặc không tắt.

Trong các trường hợp này, tài xế cần đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Nếu không khắc phục, khi đưa xe đi kiểm định, xe có thể bị từ chối đăng kiểm và phải sửa chữa trước khi được đăng kiểm lại.

Xử phạt hành chính đối với xe có đèn phanh không đạt yêu câùNgoài việc bị từ chối đăng kiểm, các tài xế điều khiển xe có đèn phanh không đạt yêu cầu cũng có thể bị xử phạt hành chính. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng nếu xe không có đủ đèn báo hãm hoặc đèn không hoạt động, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/den-phanh-o-to-mot-ben-bi-hong-co-duoc-dang-kiem-post305789.html