ĐHCĐ Nam Tân Uyên (NTC): Dự kiến tháng 8 tăng vốn, đăng ký niêm yết trên sàn HOSE
diễn ra sáng nay (3/6) tại Bình Dương về việc SIP mới đầu tư gần 20% vào NTC, kế hoạch giảm sở hữu chéo của Công ty, ban lãnh đạo NTC cho biết, Nam Tân Uyên mới nhận được thông báo về việc SIP tăng sở hữu lên 19%, còn việc xử lý đầu tư chéo sẽ do lãnh đạo Tập đoàn Cao Su quyết định.
Mới đây, SIP đã mua thêm 702.000 cổ phiếu NTC để tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 19% vốn. NTC hiện đang là công ty con của Tập đoàn cao su Việt Nam với tỷ lệ sở hữu trực tiếp 20,42% và gián tiếp 32,85% cổ phần thông qua PHR.
Tập đoàn Cao su cũng đang sở hữu trực tiếp 13,5% vốn tại SIP.
NTC cho biết, hiện Công ty có đầu tư 1 số khu công nghiệp đang phát triển tốt và cổ tức ổn định trên 20%. Trong đó, Khu công nghiệp Bình Long và Bắc Đồng Phú nằm tại Bình Phước đang có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2; còn Khu công nghiệp Dầu Giây ở Đồng Nai đang đợi quy hoạch sử dụng đất và cũng có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2…
Tại đại hội, NTC cho biết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và PHR đã có thỏa thuận xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại kinh tế là 2,5 tỷ đồng/ha. Mức bồi thương này làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC 3) lên 1.485 tỷ đồng.
Theo đó, NTC có tờ trình về nội dung muốn thanh toán sớm khoản hỗ trợ thiệt hại kinh tế do thanh lý sớm vườn cây cao su của Phước Hòa (PHR) giá trị 865 tỷ đồng, tương ứng diện tích 345,86 ha trong thời gian thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư với các cấp có thẩm quyền để NTC sớm có thể thực hiện về các thủ tục đất đai và nhận bàn giao đất triển khai dự án.
Còn với dự án NTC3, tổng mức đầu tư hơn 1.485 tỷ đồng, nguồn thực hiện từ 20% vốn tự có, 40% vay ngân hàng và 40% vốn khác. NTC ước tính, dự án NTC3 sẽ hoạt động trong vòng 50 năm với tổng doanh thu 6.020 tỷ đồng và lợi nhuận ròng thu về 2.215 tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo nguồn vốn triển khai dự án, và chi trả tiền thuê đất cho Nhà nước, HĐQT NTC trình ĐHCĐ vay vốn ngân hàng để thực hiện đầu tư, nộp tiền sử dụng đất với hạn mức tối đa 3.212 tỷ đồng. Trong đó, NTC sẽ vay đầu tư dự án 594 tỷ đồng và tiền thuê đất Nhà nước 2.618 tỷ đồng.
Đồng thời, ĐHCĐ cũng ủy quyền cho HĐQT NTC thực hiện việc tăng vốn trong năm nay. Trước đó, do dự án NTC3 mới thực hiện các thủ tục thu hồi đất nên việc tăng vốn vẫn chưa diễn ra.
Trả lời cổ đông về chi tiết kế hoạch tăng vốn và đề xuất chia cổ phiếu thưởng, ban lãnh đạo NTC cho biết, sau khi ĐHCĐ thông qua chủ trương, Công ty sẽ tiến hành thanh toán đền bù cho PHR thành 2 đợt trong tháng 3 và tháng 6 năm nay. Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh sẽ thực hiện thủ tục liên quan đến cho thuê đất…, dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2020. Khi đó, NTC sẽ thực hiện nhiều công việc lớn như tăng vốn, đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
Chủ tịch HĐQT NTC chia sẻ, tăng vốn với mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu đủ vốn đối ứng cho dự án NTC3 và sẽ tăng vốn trong giới hạn đó. Chưa chốt phương án tăng vốn nhưng có thể theo tỷ lệ 2:1 (tăng vốn 50%).
Còn kế hoạch chi tiết về dự án NTC4, đại diện PHR - đơn vị quản lý đất tại NTC 3 và NTC 4 cho biết, chậm nhất tháng 9 sẽ thông qua tờ trình của cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc quy hoạch. Hiện nay, NTC 4 còn lại diện tích khoảng 700 ha.
Năm 2020, NTC đặt kế hoạch doanh thu 390 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2%; lợi nhuận sau thuế 177 tỷ đồng, giảm mạnh 25% so với thực hiện 2019. Dù vậy, NTC vẫn dự chia cổ tức năm 2020 tối thiểu 80%/vốn, tương đương cần chi 128 tỷ đồng.