Đi chậm bám làn trái trên cao tốc và những hệ lụy
Có thể thấy ở việc các xe đi chậm, đi dưới tốc độ tối đa ở làn bên trái đã gây cản trở lưu thông trên cao tốc và tạo ra sự ức chế, nóng giận cho các lái xe đi phía sau. Vậy tình trạng này có phổ biến hay không, bên cạnh đó gây ra những hệ lụy gì?
Trả lời câu hỏi về việc quy định về tốc độ trên làn đường cao tốc và ý thức của người lái xe thời điểm hiện tại, ông Bùi Hữu Việt - Phó Chủ tịch CLB xe bán tải - địa hình Việt Nam PVC cho hay: “Với hệ thống đường cao tốc Việt Nam thời điểm hiện tại thì mình thấy với tốc độ xe cho các loại đường cao tốc đang ổn. Mình cảm nhận đường cao tốc tốt nhất hiện tại bao gồm các yếu tố về mặt đường, biển báo giao thông và tốc độ xe chạy đảm bảo là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng".
"Với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phân làn rất rõ ràng, có 6 làn đường hai bên cộng ba làn đường một bên và thêm một làn khẩn cấp. Đây là một trong số những đường cao tốc đánh giá được cấp tốc độ xe cao nhất. Trong đó làn giữa và trái ngoài cùng được chạy 120 km/h; làn phải được chạy 120 km/h", ông Việt nói thêm.
Khi được hỏi việc phân chia các làn đường như vậy tạo điều kiện như thế nào cho giao thông và lưu lượng phương tiện đi qua, Phó Chủ tịch CLB xe bán tải - địa hình Việt Nam PVC trả lời: “Ở nước ngoài họ quy định rõ ràng, trong một cao tốc, hai làn trong cùng là làn phải và giữa sẽ chỉ có xe tải và xe khách được chạy, với làn ngoài cùng họ chỉ để vượt lên sau đó vào lại làn”.
Có rất nhiều tình huống trên diễn đàn giao thông phản ánh tình trạng xe đi ở làn ngoài cùng bên trái cho phép tốc độ tối đa cao nhất, thế nhưng có rất nhiều xe đi không đạt đến vận tốc tối đa. Vậy việc bám làn như vậy gây ảnh hưởng như thế nào đối với các xe phía sau?
Thứ nhất, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông đúng luật. Bởi vì nếu tài xế đang chạy ở làn 120 km/h và chạy tốc độ tối đa nhưng trước mặt lại có xe đang chạy cùng làn chỉ có tốc độ 60 km/h thì việc xác định của người lái xe tiếp đến xe đó không dễ dàng.
Chỉ khi đến gần chúng ta mới thấy xe này đang đi chậm, lúc đấy các tài xế sẽ bật tín hiệu còi, nháy đèn pha xin ưu tiên. Nhưng 10 trường hợp thì đến 8 trường hợp họ không cho vượt và lúc đó nhiều người phải quan sát làn giữa để chuyển làn. Chính vì vậy, việc vượt làn sẽ bị nguy hiểm hơn.
Ông Bùi Hữu Việt lấy ví dụ: “Hơn nữa, chẳng may mình ở làn giữa và bên phải lại có xe tải và xe khách họ không đi nhanh và họ chỉ đi khoảng 80 km/h thôi thì vô tình sẽ làm ùn tất cả các phương tiện, không có cách nào để vượt lên.”
Về mức phạt theo quy định pháp luật nước ta hiện nay thì chưa có quy định cho hành vi giữ làn cũng như là đi chậm. Trong luật hiện chỉ có việc phạt khi chạy ở đường cao tốc thấp hơn tốc độ tối thiểu.”