Đi tìm bí quyết 'chế ngự' SARS-CoV 2 gây dịch COVID-19

Số ca nhiễm viêm đường hô hấp cấp chủng mới của virus corona ( COVID-19) không ngừng gia tăng trên toàn cầu. Trong khi các nhà khoa học vẫn đang 'chạy đua' với thời gian tìm kiếm loại thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh nguy hiểm mới xuất hiện này, thì biện pháp hàng đầu được khuyến nghị thực hiện của mỗi người dân là vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh.

Nhận diện virus gây bệnh SARS và COVID-19

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các nhà khoa học đã nhận ra, chủng virus gây bệnh COVID-19 thuộc họ coronavirus. Ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, người ta còn cho rằng một đợt dịch SARS mới đang tái diễn bởi số người mắc bệnh tăng nhanh khủng khiếp. Mãi sau này, dựa trên cơ chế lây lan dịch bệnh, dấu hiệu nhận biết, mức độ nghiêm trọng và đặc biệt giải trình tự gen của virus, các nhà khoa học phát hiện ra rằng virus gây bệnh COVID-19 có nhiều nét tương đồng với chủng virus SARS CoV gây đại dịch SARS năm 2003. Chính vì thế tên gọi chủng mới của virus corona gây viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) được đặt là SARS CoV-2.

Virus SARS-CoV2 gây bệnh COVID-19

Virus SARS-CoV2 gây bệnh COVID-19

Theo các nhà khoa học, SARS CoV-2 giống với virus gây bệnh SARS CoV tới 70%, 30% còn lại là sự khác biệt về mặt di truyền và những biểu hiện của bệnh. SARS được gọi là hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng, bệnh thường biến chuyển sang tình trạng nặng rất nhanh và tỉ lệ tử vong lên tới 10%. Trong khi đó biến thể của SARS CoV-2 ở vị trí beta khiến bệnh dễ lây lan hơn , nhưng nó lại có độc lực cao.

Theo các nhà khoa học, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng của bệnh SARS không mạnh bằng virus SARS CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện nay, tuy nhiên số người nhiễm COVID-19 dưới dạng cảm cúm sẽ tăng hơn rất nhiều.

Povidone-iodine (PVP-I) có khả năng bất hoạt virus gây bệnh SARS

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với chủng virus corona. Phương pháp điều trị chính vẫn là liệu pháp điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể con người.

Trải qua đại dịch SARS năm 2003, các nhà khoa học có thêm nhiều hiểu biết về virus gây bệnh SARS. Đây là loại virus có hình vương miện, có thể sống bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và nước tiểu, ở nhiệt độ phòng chúng có thể sống tối thiểu 1-2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ 0 độ C virus này có thể tồn tại tới 3 tuần. Tuy nhiên chúng lại bị mất hoạt tính gây nhiễm nếu tiếp xúc với các chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ 56 độ C.

Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện y khoa quốc gia Mỹ năm 2004 của các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm y tế công cộ, Đại học Hokkaido, Nhật Bản cho biết, povidone-iodine (PVP-I) có khả năng bất hoạt virus gây bệnh SARS. Khi điều trị bệnh SARS bằng PVP-I trong 2 phút có thể làm giảm mức độ lây nhiễm của virus xuống dưới ngưỡng phát hiện. Khi sử dụng cồn 70% cũng thu được các kết quả tương đương với sử dụng PVP-I. Đây là những kết quả thực hiện trong phòng thí nghiệm nhưng hữu ích nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh trong đó có những dịch bệnh từ các loại virus cùng họ với SARS như virus gây bệnh viêm phổi và cảm lạnh thông thường hay nguy hiểm hơn là COVID-19. Tìm ra “chìa khóa” phòng bệnh SARS cũng là cách dự phòng được nhiều căn bệnh gây viêm đường hô hấp thường gặp khác trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn tại nhiều quốc gia như hiện nay.

Một số biện pháp vệ sinh cơ thể phòng dịch COVID-19 theo khuyến cáo của WHO:

Một số biện pháp vệ sinh cơ thể phòng dịch COVID-19 theo khuyến cáo của WHO:

Nếu sống ở khu vực có dịch hoặc đi về từ vùng dịch:

- Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt.

- Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng chất sát khuẩn, súc họng, xịt họng chứa povidone-iodine (PVP-I).

- Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước.

- Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu.

Nếu không sống hoặc đến các vùng dịch bệnh và không tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng, chỉ cần giữ gìn sức khỏe bằng những cách sau:

- Bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa giống bệnh cúm thông thường.

- Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.

- Sát khuẩn mũi họng hàng ngày bằng xịt họng chứa povidone-iodine (PVP-I).

- Giữ ấm cơ thể trong môi trường lạnh.

https://www.ibtimes.com/coronavirus-mutation-confirmed-scientists-found-two-types-covid-19-infecting-world-2934239

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15631008

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/di-tim-bi-quyet-che-ngu-sars-cov-2-gay-dich-covid-19-n169746.html