Đi tìm dê, người dân bắt gặp cảnh tượng nổi da gà

Đang đi vào rừng tìm dê, một nông dân địa phương đã phát hiện ra con trăn khổng lồ với chiếc bụng 'khủng', sau đó liền hô hoán người dân đến.

Người dân ở Ajmer Division, Ấn Độ bắt gặp con trăn khổng lồ nôn ra linh dương khiến người sợ hãi.

Đoạn clip ngắn trên Newsflare chia sẻ một con trăn dài 5m với chiếc bụng phình to được người dân phát hiện và dùng gậy để xua đuổi nó. Tuy nhiên với trọng lượng "khủng" con trăn này chỉ trường quang quẩn bụ cây. Một lúc sau nó đã nôn ra một con linh dương nặng 20kg, khiến người dân địa phương hoảng loạn.

Trăn "khủng" dài hơn 5m nuốt chửng con linh dương vào bụng.

Trăn "khủng" dài hơn 5m nuốt chửng con linh dương vào bụng.

Trăn gấm là loài bò sát dài nhất thế giới hiện nay, với chiều dài trung bình khoảng hơn 6m, có những cá thể đạt chiều dài lên đến 9 hoặc 10m. Giống các loài trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và săn mồi bằng cách cuốn thân quanh con mồi rồi siết chặt cho đến chết. Dù không có nọc độc, những vết cắn của trăn gấm gây chảy máu nhiều và có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng vì miệng của loài trăn này có chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm.

Cảnh tượng một con trăn siết chặt và từ từ nuốt chửng một con linh dương, thậm chí là một con cá sấu, luôn khiến con người vừa kinh hãi vừa tò mò. Điểm nổi bật ở loài trăn là không đuổi bắt con mồi bằng tốc độ mà dùng chiến thuật rình rập và siết chặt. Sau khi quấn quanh và bóp nghẹt con mồi đến khi ngừng thở, trăn mới bắt đầu nuốt từ phần đầu để thuận lợi hơn trong việc nuốt trôi xuống dạ dày. Nhờ chiến lược này, chúng tiêu tốn rất ít năng lượng nhưng lại có thể duy trì sự sống trong thời gian dài mà không cần ăn thường xuyên.

Một điểm đáng chú ý ở loài trăn là khả năng nuốt con mồi to hơn mình nhiều lần nhờ cấu trúc xương hàm dưới đặc biệt và khả năng co giãn của da và cơ thể. Cụ thể, hàm dưới của trăn không liền khối như các loài động vật khác, mà được nối với nhau bằng dây chằng co giãn, cho phép chúng há rộng miệng một cách đáng kinh ngạc. Bên cạnh đó, da và cơ bắp của trăn cũng có khả năng co giãn cao, giúp chúng nuốt trọn con mồi mà không bị rách hay tổn thương.

Không chỉ phần hàm, da và các cơ quanh cơ thể trăn cũng có khả năng co giãn vượt trội. Khi nuốt một con mồi lớn, thân hình của trăn sẽ phồng lên nhưng không bị tổn thương, nhờ lớp da co giãn và cấu trúc xương sườn linh hoạt có thể mở rộng theo kích cỡ con mồi. Sau khi tiêu hóa xong, cơ thể trăn sẽ từ từ trở lại hình dạng ban đầu.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/di-tim-de-nguoi-dan-bat-gap-canh-tuong-noi-da-ga-20425071715180689.htm